Thuật toán xếp hạng thay đổi hàng ngày, nhưng Quy trình SEO này sẽ không ảnh hưởng bởi những update của Google, và nó phù hợp với mọi chiến dịch SEO, nó sẽ giúp bạn có một lộ trình thực hiện tối ưu hóa website đơn giản và dễ dàng để kết quả về thứ hạng từ khóa và có được nguồn traffic organic bền vững theo thời gian mà không phải lo các hình phạt từ Google.

Trước khi thực hiện SEO theo quy trình này bạn cần một việc cần thực hiện trước đó là việc Lập một kế hoạch SEO tổng thể, và tìm ra được một chiến lược SEO, hay một cách tiếp cận phù hợp với bạn, bởi không có 1 chiến lược nào phù hợp cho 2 dự án khác nhau, ngay cả với 1 dự án nhưng vào những thời điểm khác nhau nó sẽ phải điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh và những thay đổi của thuật toán tìm kiếm, nhu cầu người dùng cũng như bối cảnh cạnh tranh.

Quy trình SEO là gì?

Quy trình SEO là quá trình cải thiện khả năng hiển thị của trang web hoặc website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) để làm cho trang web dễ được khám phá hơn (khi ở trang đầu của Google Search), do đó nó sẽ thúc đẩy lưu lượng truy cập và bán hàng của bạn.

Quy trình SEO bao gồm những gì?

Quy trình thực hiện SEO bao gồm 6 bước chính như thực hiện các nghiên cứu (từ khóa, market, audience, cạnh tranh), phân tích audit website, tạo và tối ưu content, thực hiện tối ưu on-site, offsite và đo lường kết quả đánh giá chiến dịch để có kế hoạch cải tiến cho vòng đời tiếp theo.

Tại sao nên thực hiện SEO theo quy trình?

Một chiến dịch SEO được lập kế hoạch chu đáo được xác định mục tiêu cụ thể sẽ giúp việc triển khai thực hiện công việc dễ dàng hơn ví như đi vào một vùng đất mới mà bạn có bản đồ trong tay bạn sẽ biết hướng để đi đến đích.

Một số lợi ích làm SEO theo quy trình được lập kế hoạch trước:

  • Có mục tiêu rõ ràng
  • Có một kế hoạch thực hiện chi tiết, biết rõ những việc cần phải thực hiện
  • Xác định hướng đi, cách làm cụ thể
  • Tiết kiệm thời gian
  • Tiết kiệm chi phí
  • Giảm thiểu rủi ro, như thiếu sót những danh mục công việc cần thực hiện, dẫn đến chậm tiến độ, không hoàn thành mục tiêu. 

Mục lục:

Bước 1: Research: Thực hiện các nghiên cứu

Bước 2: Audit và Phân tích website 

Bước 3: Sản xuất và Tối ưu Content

Bước 4: Tối ưu hóa SEO On-Site

Bước 5: SEO Off-site Quảng bá và Khuếch đại

Bước 6: Đo lường, đánh giá và Cải tiến

Infographic: Tóm lược quy trình SEO bằng hình ảnh


Quy trình SEO
 bên dưới đây được rất nhiều chuyên gia SEO và các công ty lớn trên thế giới đang áp dụng cho các chiến dịch SEO của họ và đây là nền tảng cốt lõi để để tạo ra một chiến dịch SEO thành công.

>> Download slide Quy trình SEO website chuẩn miễn phí

Quy trình SEO website năm 2017
Quy trình SEO website hiệu quả

 

Bước 1: Research: Thực hiện các nghiên cứu

Danh mục thực hiện trong bước Nghiên cứu bao gồm:

  • Xác định các Mục tiêu (KPI & ORK) của chiến dịch SEO
  • Nghiên cứu Từ khóa
  • Nghiên cứu Chủ đề, Content
  • Nghiên cứu Niche (Market Insight, lĩnh vực bạn SEO)
  • Nghiên cứu Bối cảnh Cạnh tranh

1.1. Xác định các mục tiêu KPI & OKR

Bất kể một hành trình nào bạn cũng cần một mục tiêu để hướng tới, trong SEO có nhiều mục tiêu để bạn hướng tới như mục tiêu Traffic, Thứ hạng từ khóa, mục tiêu chuyển đổi (đăng ký, tải app dùng thử, đăng ký sử dụng dịch vụ, mua hàng) thông thường đây là những mục tiêu chính hay mục tiêu cốt lõi và các dự án SEO đều hướng tới,

Tuy nhiên để đạt được những mục tiêu cuối cùng này còn phân cấp nhỏ hơn những mục tiêu khác như mục tiêu hoàn thành về số lượng topic content, mục tiêu cho xây dựng liên kết, mục tiêu về SEO kỹ thuật, kết quả của những mục tiêu nhỏ hơn này chính là nhân tố tạo tiền đề để đạt được những mục tiêu cốt lõi ở trên. Đó chính là lúc bạn sử dụng đến các phương pháp đặt mục tiêu với KPI và OKR.

Để đặt mục tiêu phù hợp bạn cần hiểu nội lực, nguồn lực mà tổ chức của bạn hiện có, bên cạnh đó bạn cần thực hiện các nghiên cứu về người dùng mục tiêu, nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh để thiết lập mục tiêu khả thi nhất, bởi biết người biết ta trăm trận trăm thắng.

Seothetop có một bài viết trình bày cụ thể về cách thiết lập mục tiêu SEO cho mỗi chiến dịch bạn đọc tại: Cách thiết lập các mục tiêu SEO theo phương pháp SMART.

1.2. Nghiên cứu Từ khóa (Keyword Research)

Nghiên cứu từ khóa có lẽ là bước quan trọng nhất trong dự án SEO, nếu lựa chọn từ khóa không đúng thì sẽ lãng phí thời gian và nỗ lực SEO của bạn, bạn không chỉ học được những thuật ngữ những cùm từ nhắm mục tiêu với SEO mà còn hiểu thêm về khách hang của mình. 

Nghiên cứu từ khóa giúp bạn dự đoán những thay đổi nhu cầu khách hàng, đáp ứng điều kiện thay đổi của thị trường về sản phẩm, dịch vụ và nội dung mà người dùng tìm kiếm qua kênh search engine 

 Mục đích của nghiên cứu từ khóa là xác định được những từ khóa thích hợp nhằm đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm, từ đó mở rộng các từ khóa tương tự qua các công cụ gợi ý từ khóa như Keyword Planner của Google Adwords 

Sử dụng các công cụ phân tích từ khóa

Những câu hỏi đặt ra khi thực hiện phân tích từ khóa để thực hiện chiến dịch SEO thành công:

  • Sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì? Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?
  • Khách hàng sẽ tìm kiếm gì nếu cần giải pháp hoặc sản phẩm của bạn?
  • Khách hàng sẽ có những suy nghĩ, thắc mắc gì về sản phẩm của bạn?
  • Khi cần trợ giúp về sản phẩm, dịch vụ họ sẽ tìm kiếm qua những từ khóa nào? …..

Trả lời được những câu hỏi trên bạn đã có 1 nhóm từ khóa tiềm năng mà theo bạn là khách hàng sẽ tìm kiếm rất nhiều. Nhưng để tìm hiểu chính xác hơn về những từ khóa đó chúng ta sẽ dùng những công cụ để đo lường, thống kê. 

Một số công cụ phân tích từ khóa:

Tìm hiểu thêm10 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí

# Các bước xây dựng Danh sách từ khóa

 

Bắt đầu với một số keyword bạn dự định dùng cho bài viết dựa trên chủ đề, nội dung của bạn, dùng những từ khóa đó để phân tích qua các công cụ, từ gợi ý của công cụ bạn sẽ chọn được những bộ từ khóa tốt nhất mà khách hàng đang tìm kiếm thông tin tương tự nội dung bạn sẽ xuất bản.

  • bước 1: Chọn những từ khóa tiềm năng, những từ khóa liên quan tới nội dung của mình
  • bước 2Phân tích qua công cụ Keyword Planner công cụ phân tích sẽ cho bạn biết số lượng tìm kiếm trong 1 tháng của mỗi từ khóa, và đưa ra danh sách những từ khóa gợi ý từ đó giúp bạn lựa chọn từ khóa phù hợp cho nôi dung của mình.
  • bước 3: Lựa chọn những từ khóa dựa trên gợi ý và cảm giác của bạn (kinh nghiệm)

Keywords như là chiếc La bàn cho một chiến dịch SEO, nó cho bạn biết mình đang đi đâu và đang đi có đúng hướng mục tiêu hay không.

Cách nữa là bạn có thể dùng Google Search, gõ và những từ khóa bạn định sử dụng, Google sẽ gợi ý từ khóa đuôi dài ngay trong ô nhập và xuất hiện phần dưới kết quả tìm kiếm 

Dưới đây là một số ví dụ về việc phân tích thực hiện cho dịch vụ nội dung liên quan tới Tử vi 2020 sử dụng công cụ Keyword planner, Google Search

Kết quả phân tích từ khóa của Google Planner
Kết quả phân tích từ khóa của Google Planner

 

Gợi ý từ khóa của Google Search
Gợi ý từ khóa của Google Search

 

 

Tham khảo về nghiên cứu từ khóa qua bài viết: 15 ý tưởng lựa chọn từ khóa phù hợp cho trang
 

1.3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một việc rất quan trọng trong SEO, để biết được chiến lược, cách làm SEO của những đổi thủ trong TOP 3 của Google search bởi những lĩnh vực đối thủ có làm tốt mới vào được TOP search, từ đó tiếp cận điều chỉnh trang của bạn mới có hy vọng cạnh tranh với các đối thủ đang ở TOP.  

 
  • Xác định các đối thủ cạnh tranh

Cùng lĩnh vực của bạn xác định đối thủ không khó, search những từ khóa trong Google lấy ra TOP 5 trong kết quả tìm kiếm bạn sẽ xác định được các đối thủ của mình. 

  • Đối thủ tối ưu onpage như thế nào

Cụm từ khóa mục tiêu của đối thủ nằm TOP, xem cách viết tiêu đề, thẻ mô tả, từ khóa  của họ thật sự liên quan nội dung, cách họ tối ưu SEO onpage, cách xây dựng liên kết và đi backlink của đối thủ, bạn có thể tham khảo để điều chỉnh tối ưu công việc SEO của mình 

  • Những nguồn backlink đối thủ đi

Công cụ open site explore của SEO Moz giúp bạn check mức độ cạnh tra profile backlink của các đối thủ, xem các backlink tốt và chất lượng để bạn cũng có thể xây dựng được các nguồn backlink chất lượng tương tự, theo dõi chiến lược xây dựng liên kết của họ để làm việc đó tốt hơn họ, nhưng hãy cẩn thận với anh bạn Penguin, khi xây dựng quá đà, dẫn từ nguồn bị dính blacklist, từ nguồn không liên quan, hãy tập trung vào chất lượng thay vì số lượng, từ các nguồn liên quan và xây dựng từ khóa mục tiêu theo ngữ cảnh. 

  • Theo dõi bảng xếp hạng thường xuyên của các đối thủ

  • Phân tích Content có rank cao, và nhiều lưu lượng truy cập tới trang của các đối thủ

  • Học từ những thành công của chính các đối thủ và thực hiện tốt hơn họ

Qua các bước phân tích ở trên bạn có thể học được những cái hay của đối thủ đã thực hiện và áp dụng cho website của mình, nhưng nhớ tuyệt đối không sao chép nguyên cách làm của đối thủ mà cần phải cải tiến tối ưu hơn đối thủ mới mong vượt qua được đối thủ.

1.4. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu (Target Audience)

Phân tích đối tượng mục tiêu (target audience) rất quan trọng vì bạn không thể giao tiếp hiệu quả với đối tượng mà bạn không hiểu. Đối với các doanh nghiệp, việc tiếp cận đúng người và tạo ra một thông điệp đặc biệt gây được tiếng vang với họ là yếu tố quan trọng để đạt được bất kỳ thành công nào.

Và ngoài hiểu biết cơ bản về đối tượng của bạn là ai (và không phải là ai), phân tích đối tượng mục tiêu giúp bạn trả lời một số câu hỏi chiến lược kinh doanh, chẳng hạn như:

  • Chúng ta nên đầu tư vào những nền tảng và kênh nào?
  • Nội dung của chúng ta nên bao gồm những loại chủ đề nào? 
  • Khách hàng của chúng tôi xem xét những yếu tố nào trong việc lựa chọn một thương hiệu? 
  • Những giá trị nào quan trọng nhất đối với audience của chúng tôi? 

Tìm hiểu chi tiết về: Cách tiến hành phân tích Đối tượng mục tiêu
 

1.5. Nghiên cứu thị trường (Market research)

Nghiên cứu là một trong những cách tốt nhất để đạt được sự hài lòng của khách hàng, giảm thiểu tình trạng hỗn loạn của khách hàng và nâng cao hoạt động kinh doanh. Dưới đây là những lý do tại sao market research lại quan trọng và cần được xem xét trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào:

  • Thu thập thông tin chính xác giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế trước đối thủ và chuẩn bị cho bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra.
  • Thông tin có giá trị: Nó cung cấp thông tin và cơ hội về giá trị của sản phẩm hiện có và sản phẩm mới, qua đó giúp doanh nghiệp lập kế hoạch và chiến lược phù hợp
  • Lấy khách hàng làm trung tâm: Nó giúp xác định những gì khách hàng cần và muốn. Hiểu khách hàng và nhu cầu của họ sẽ giúp doanh nghiệp thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp nhất với họ.
  • Lợi thế cạnh tranh: Để đi trước đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường là một công cụ quan trọng để thực hiện các nghiên cứu so sánh.
  • Xác định quy mô thị trường: có thể đánh giá quy mô thị trường cần bao phủ
  • Đưa ra các quyết định hợp lý dựa trên thông tin đầy đủ qua kết quả của nghiên cứu kết hợp với kiến thức và kinh nghiệp của lãnh đạo doanh nghiệp

Một số phương pháp nghiên cứu thị trường:

  • Nghiên cứu thị trường sơ cấp (primary)
  • Nghiên cứu thị trường thứ cấp (secondary)
  • Nghiên cứu Định tính (Qualitative)
  • Nghiên cứu Định lượng (Quantitative)
  • Nghiên cứu xây dựng thương hiệu (Branding)
  • Nghiên cứu khách hàng (customer)
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (competitor)
  • Nghiên cứu sản phẩm (product)

Tìm hiểu chi tiết về 5 bước thực hiện Nghiên cứu thị trường tại đây!

Bước 2: Audit & Phân tích website

Danh mục công việc cần thực hiện trong bước Audit và Phân tích:

  • Xác định các vấn đề kỹ thuật cần tối ưu (Audit Technical)
  • Xác đinh và tìm cơ hội Content (Content audit)
  • Xác định cơ hội Backlink (Backlink Audit)

Sử dụng một số công cụ phân tích sau:

  • Google Analytics
  • Google Webmaster Tools
  • Screaming Frog
  • SEOmoz’s Tools
  • SEMRush
  • Ahrefs
  • vv 

1. Audit SEO Website

Kiểm toán SEO là một quá trình đánh giá hiệu suất hiện trạng thực tại của website từ kênh Search, một số lĩnh vực cần kiểm tra như: mức độ thân thiện với công cụ tìm kiếm, Khả năng thu thập và đánh chỉ mục, SEO kỹ thuật, SEO On-site, SEO Off-site, tín hiệu mạng xã hội, các hình phạt, vv.

SEO Audit mở ra những cách để bạn cải thiện chiến dịch SEO của mình tốt hơn.

Mục tiêu là xác định các điểm yếu trong chiến dịch đang làm tổn hại đến hiệu suất của bạn.

# 9 bước thực hiện SEO Audit để xác định những vấn đề cần tối ưu để cải thiện hiệu suất SEO của bạn:

  • Bước 1: Mục tiêu chiến lược của bạn là gì?
  • Bước 2: Phân tích Kừ khóa: Xây dựng danh sách từ khóa liên quan được phân loại  phân nhóm theo chủ đề
  • Bước 3: Phân tích Cạnh tranh: Hiểu được bối cảnh cạnh tranh
  • Bước 4: Phân tích SEO Kỹ thuật - xác định những vấn đề SEO quan trọng để có kế hoạch tối ưu
  • Bước 5: Phân tích cấp độ trang (Pages) - cho kế hoạch Tối ưu Onpage
  • Bước 6: Audit & Phân tích Content - cho một kế hoạch phát triển Content hoàn hảo
  • Bước 7: Phân tích trải nghiệm người dùng (UX, Page Experiene) - một yếu tố xếp hạng quan trọng mà Google xác nhận để xếp hạng, không thể bỏ qua
  • Bước 8: Phân tích Liên kết (Internal & Backlink) - Yếu tố xếp hạng quan trọng thứ 2 sau Content, cần xác định các chiến lược quan trọng để có được những backlink liên quan và có Authority tốt.
  • Bước 9: Phân tích trích dẫn (Citation, SEO Local Map)
Xem hướng dẫn chi tiết 9 bước kiểm toán SEO 

#1. Audit Content: Xác định và tìm cơ hội Content

Thực hiện kiểm toán Content để xác định những vấn đề cũng như cơ hội để tối ưu hóa Content cho website của bạn.

Kiểm toán Content có thể có nhiều mục đích và kết quả mong muốn. Về mặt SEO, chúng thường được sử dụng để xác định những điều sau đây:

  • Cách thoát khỏi hình phạt xếp hạng công cụ tìm kiếm liên quan đến nội dung
  • yêu cầu thêm mới, bổ sung hoặc chỉnh sửa để cải thiện chất lượng
  • Nội dung cần được hợp nhất do các chủ đề chồng chéo 
  • Nội dung cần được xóa khỏi trang web (thin content hay duplicate)
  • Cách tốt nhất để ưu tiên chỉnh sửa hoặc xóa nội dung
  • Xác định Nội dung nào được xếp hạng cho từ khóa nào?
  • Các trang hiệu suất tốt nhất trên một Domain và cách tận dụng chúng
  • Xác định cơ hội Content marketing chưa được khám phá

Những vấn đề thường gặp với Content như:

  • content mỏng,
  • content chất lượng thấp
  • content không đáp ứng được mục đích tìm kiếm
  • content trùng lặp
  • nhiều content nhắm cùng một từ khóa mục tiêu dẫn đến “ăn thịt từ khóa”
  • content không được tổ chức phân nhóm, phân cụm
  • vv

Xác định những content có cơ hội xếp hạng tốt để ưu tiên tối ưu trước

  • Những content đang ở thứ hạng từ 5-20 là những “trái cây treo thấp”, cân nhắc những keyword tương ứng có volume tương đối tốt, hoặc tùy vào phân tích cơ hội của bạn để đưa vào danh sách công việc ưu tiên tối ưu nó.
  • Những content tạo lead hoặc sinh chuyển đổi tốt, có thể tối ưu thêm về UX, trải nghiệm đọc, trải nghiệm sử dụng, vv
  • Những content có traffic tốt nhưng time onsite chưa cao
  • Tùy thuộc vào các chỉ số chính quan trọng với bạn, doanh nghiệp của bạn để tìm ra và tối ưu nó.

"Audit Content giúp tìm cơ hội các chủ đề content liên quan để có một kế hoạch phát triển đúng hướng"

Thực hiện phân tích Content Gap để tìm ra những cơ hội tạo content mới, phân tích content gap sẽ giúp bạn xác định những content đang có traffic tốt từ các website của đối thủ, mà trên site của bạn chưa có (đang bị hổng/Gap). Xem Hướng dẫn thực hiện Content Gap tại đây

Thực hiện Audit Content sẽ giúp bạn xác định chi tiết những việc cần thực hiện cho chiến lược Content của bạn, qua đó giúp bạn có một kế hoạch chi tiết về Content, xem hướng dẫn chi tiết thực hiện Audit Content tại đây.

#2. Thực hiện Audit Backlink

Nói một cách dễ hiểu, Audit backlink là việc đánh giá tất cả các liên kết trỏ đến trang web của bạn. Nó có nghĩa là bạn cần phải tìm ra chúng, xác định những cái xấu và tốt, và phát triển chiến lược phù hợp để ứng phó với chúng.

Những công việc liên quan đến Audit backlink như:

  • Xác định và đánh giá 1 backlink là tích cực hay tiêu cực cho việc xếp hạng trang web
  • Quyết định Disavow, Remove (gỡ bỏ) hay thêm thuộc tính NOFOLLOW với các backlink
  • Thực hiện Backink Gap để tìm cơ hội liên kết từ các trang của đối thủ cạnh tranh.

Xem thêm: 5 bước thực hiện Audit Backlink cho website của bạn 

#3. Thực hiện Audit Technical 

Audit Technical để xác định các vấn đề kỹ thuật đang làm tổn thương trải nghiệm người dùng và làm tổn thương hiệu suất của công cụ tìm kiếm của bạn.

Những công việc liên quan đến kiểm tra Technique như:

  • Accessibility: BOT có truy cập được trang web của bạn để Index không?
  • Speed: Trang của bạn có tải nhanh dưới 5 giây?
  • UX: Có vấn đề về trải nghiệm người dùng không, trang web có thân thiện với thiết bị di động không?
  • Duplicate: Có vấn đề nội dung: trùng lặp, mỏng?
  • Có vấn đề về chuyển hướng (redirect)?
  • Có vấn đề với broken link (404)?
  • Có từ khóa Cannibalization (xung đột, ăn thịt lẫn nhau)?
  • Kiến trúc trang web của bạn có hiệu quả cho SEO?
  • Các cấu trúc URL được tối ưu hóa SEO?
  • Liên kết nội bộ có đúng cách?
  • Có vấn đề với các thẻ SEO quan trọng: Title, Desc, H1?

2. Analysis Website

Analysis - Xem xét tình trạng hiện tại của website để đưa ra những khuyến nghị cải tiến, Phân tích site này về cơ bản là một phần của Audit nhưng phạm vị phân tích chủ yếu dựa trên dữ liệu hoạt động của site, Audit rộng hơn bao gồm cả những yếu tố ngoài site như: phân tích cạnh tranh, Content Gap, Backlink Gap, vv

Qua bước phân tích sẽ hỗ trợ bạn biết được những mục, trang nội dung nào, từ khóa nào được người dùng quan tâm và sử dụng nhiều nhất, dựa vào đó bạn thực hiện việc cấu trúc website tổ chức sắp xếp các mục, nội dung hợp lý để đem lại sự thân thiện, dễ dàng tương tác nhất cho người dùng và các công cụ tìm kiếm. 

Một số lưu ý khi phân tích website:

  • Phân tích các nguồn traffic của website
  • Phân tích thứ hạng các từ khóa mục tiêu hiện tại
  • Danh sách các Landing pages có các chỉ số PA, traffic tốt nhất
  • Đưa ra TOP Danh sách keywords mục tiêu đang có, danh sách từ khóa tiềm năng gợi ý từ công cụ phân tích như Keyword Planer, Google Trends
  • Backlinks Profile lọc những nguồn backlink chất lượng

2.1.  Cấu trúc website

Kiến trúc website giống như cấu trúc tòa nhà, tòa nhà lớn cần đảm bảo thiết kế cấu trúc tốt, website cũng như vậy cấu trúc website tốt sẽ là nền tảng để thực hiện SEO thành công bởi nó giúp người dùng dễ dàng sử dụng và thấy nội dung mình cần, và giúp Google crawl và đánh chỉ mục đơn giản hơn. 

Navigation: Điều hướng website

Xét về khía cạnh SEO, Kiến trúc trang đảm bảo việc nhắm từ khóa mục tiêu cho từng trang, và cũng sẽ tạo ra một cấu trúc điều hướng đơn giản với người dùng, và các công cụ tìm kiếm trong việc lấy nội dung và đánh chỉ mục trang. 

điều hướng website silo
Điều hướng website sử dụng cấu trúc silo

Khi website đã hoạt động được một thời gian việc cấu trúc lại danh mục tổ chức lại nội dung phù hợp với lĩnh vực của bạn là cần thiết để tăng hiệu quả, những mục nào khách hàng hay sử dụng nhất trên trang qua chức năng báo cáo hành vi trong công cụ Google Analytics. Những từ khóa đem lại nhiều lưu lượng qua công cụ Webmaster tools.

Những trang có các chỉ số PA cao qua công cụ MOZ, khi có thông tin này bạn cân nhắc điều chỉnh lại thứ tự xắp xếp trong menu, thứ tự hiển thị các vùng nội dung, ưu tiên các trang có chỉ số tốt từ trên xuống dưới từ trái qua phải. Mục đích show những nội dung quan trọng ở những vùng khách hàng dễ tiếp cận nhất. 

Để xây dựng Kiến trúc website tốt bạn nên xem bài: Kiến trúc website tốt là nền tảng để SEO thành công.

>> Tham khảo thêmVideo hướng dẫn thiết kế webiste chuẩn SEO

2.2. Cấu trúc URL

Việc xây dựng cấu trúc URL hợp lý sẽ tốt cho SEO và người dùng. Nếu đã tạo ra cấu trúc phân cấp hợp lý thì việc tạo ra cấu trúc URL tốt không quá khó khăn. Cấu trúc URL sẽ được phân cấp như sau: 

 

Cấu trúc URL cho Chinatown như sau: http://domain.com /locations /chinatown

Cấu trúc URL tốt phù hợp với các tiêu chí sau:

  • URL có thể đọc được, dùng từ ngữ thay vì con số
  • URL không dấu, viết thường
  • Xử dụng từ khóa trong URL
  • URL khác nhau có cùng nội dung cần sử dung tag Canonical
  • Xử dụng rewrite URL loại bỏ các tham số ID động
  • Độ dài URL ngắn tốt hơn dài, <=75 ký tự
  • URL đặt khớp với tag Title
  • Không để quá nhiều subfolder trong URL, không quá 3, ví dụ: https://seothetop.com/ xay-dung-link/ xay-dung-backlink
URL có thể đọc được
URL có thể đọc được


>> Tìm hiểu thêm 
Cách tổ chức cấu trúc SILO hiệu quả cho website

3.3.  Internal Link

Liên kết nội bộ (Internal link) là một siêu liên kết trên một trang đến một trang khác hoặc tài nguyên như hình ảnh, hoặc file tài liệu, trong cùng domain hay website. Siêu liên kết được xem như một trong hai "external" hoặc "internal" tùy thuộc vào mục tiêu hoặc đích đến của nó. 

 

Tại sao Internal link lại quan trọng?

  • Liên kết nội bộ là một tiêu chí xếp hạng quan trọng nhất, nhiều SEOer nghĩ việc xây dựng internal ink chỉ cần điều hướng Menu top, cột trái hoặc cột phải, và footer là đủ, nhưng với Google Internal link trong phần nội dung bài viết mới là quan trong nhất. Việc tối ưu hóa liên kết nội bộ theo ngữ cảnh đang là chiến thuật rất quan trọng.
  • Chuyển hướng trang web và phân phối Page Authority và sức mạnh xếp hạng trang web
  • Cung cấp cho người dùng với các tùy chọn đọc thêm nội dung khác theo ngữ cảnh quảng bá nội dung cũ
  • Giúp cải thiện thứ hạng cho các từ khóa. Trong nội dung sử dụng các anchor text có chứa từ khóa dẫn link đến trang có nội dung liên quan. Điều này sẽ gửi một tín hiệu cho Google rằng trang này có liên quan đến nội dung khách hàng mong muốn.
  • Có thể giúp quảng bá các sự kiện và dịch vụ
  • Giúp Google thu thập các trang khác. Liên kết nội bộ trong bài viết cung như trong các danh mục giúp Google đánh chỉ mục hiệu quả hơn.
  • Tăng trải nghiệm người dùng giữ chân khách hàng onsite lâu hơn  
Đảm bảo khả năng truy cập các trang web của bạn cho các BOT  

 Bước 3: Tạo và tối ưu Content hữu ích

Danh mục thực hiện trong bước 3 bao gồm:

  • #1. Kế hoạch phát triển nội dung
  • #2. Áp dụng các chiến lược hiệu quả Topic Cluster, 10x Content
  • #3. Tối ưu hóa Content
  • #4. Content hoàn hảo cho chiến lược Content marketing

3.1. Kế hoạch phát triển Chiến lược Content

Chiến lược Content đề cập tới việc lập kế hoạch, phát triển, quản lý nội dung văn bản text và media. Đây là một lĩnh vực được công nhận trong trải nghiệm người dùng, thu hút sự quan tâm từ cộng đồng như quản lý nội dung, phân tích kinh doanh, và kỹ thuật truyền thông. 

Chiến lược nội dung đã được mô tả như là lập kế hoạch cho "sự sáng tạo, xuất bản, và quản lý các nội dung hữu ích có thể sử dụng." Nó cũng được gọi là " một hệ thống lặp lại định nghĩa toàn bộ quá trình phát triển nội dung biên tập cho một dự án phát triển website 

Content is King và tương lai vẫn luôn là vậy, nội dung luôn là phần quan trọng nhất, việc phát triển nội dung đem lại những giá trị cho người dùng luôn đòi hỏi sự sáng tạo và một số kỹ thuật Copywriting và thực hiện chuẩn SEO để nội dung có tính viral tiếp cận được nhiều khách hàng nhất để đem lại traffic cho trang.

Nhìn nhận đúng khách hàng mục tiêu mong muốn gì để cung cấp những nội dung có giá trị, hữu ích

Nội dung hấp dẫn, thu hút người đọc, để lại ấn tượng sâu sắc khiến khách hàng khó quên website cũng như sản phẩm của bạn.

Bạn cần làm thỏa mãn khách hàng bằng những bài viết có giá trị

Nghiên cứu khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu

  • Nhắm mục tiêu theo từ khóa
  • Nhắm mục tiêu theo chủ đề
  • Nhắm mục tiêu theo đối tượng
 
  • Tập trung vào các chủ đề liên quan phù hợp, tạo content hữu ích có giá trị cho người dùng. Yêu cầu đầu tiên là làm thế nào để tạo ra nội dung có giá trị, là vấn đề sống còn trong cuộc tranh tranh khốc liệt khi mà thông tin tràn ngập trên Internet, nhưng nội dung giá trị luôn là VUA, giúp cho việc giữ chân được người dùng khi họ viếng tham website của bạn. Để tạo nội dung chất lượng đạt hiệu quả cao về traffic tỷ lệ chuyển đổi tham khảo bài viết: 5 nguyên tắc tạo nội dung chất lượng cao dễ dàng tiếp cận người dùng
  • Content Copywriting SEO copywriting là yếu tố quan trọng nhất của tiếp thị trực tuyến, mục đích hướng người dùng tới quyết định mua hàng và tăng thứ hạng từ khóa của nội dung.
  • Quảng bá nội dung để khuếch đại nội dung cần xác định khách hàng mục tiêu thường xuyên online, sau đó xuất bản trên các kênh để tiếp cận họ.
  • Lắng nghe phản hồi từ khách hàng
  • Đo lường kết quả

>> Tìm hiểu thêm về chiến lược Content:

Chiến lược tiếp thị nội dung
Chiến lược tiếp thị nội dung

3.2. Áp dụng các chiến lược hiệu quả Topic Cluster, 10x Content

Mô hình tổ chức content theo cụm chủ đề hay Topic Cluster đã được chứng minh là một chiến lược rất hiệu quả, nó đáp ứng được mục đích của người tìm kiếm với một chủ đề được bao gồm với đầy đủ những mục cần thiết về chủ đề đó, và mỗi mục đó được viết chuyên sâu giải đáp chi tiết tửng vấn đề.

Những lợi ích của Topic cluster:

  • Sản xuất Content toàn diện, giàu ngữ nghĩa xung quanh các chủ đề cụ thể
  • Nhấn mạnh kiến trúc website thân thiện với SEO và liên kết nội bộ nhất quán, chiến lược
  • Thu hút nhiều lưu lượng truy cập không phải trả tiền vào các trang nền tảng
  • Tăng chuyển đổi chất lượng bằng cách kéo khách hàng tiềm năng đến nội dung chất lượng cao nhất của bạn 

10x Content là một thuật ngữ nói về 1 Pillar Content tốt hơn 10 lần so với những kết quả tốt nhất hiện có thể tìm thấy trong kết quả tìm kiếm cho một cụm từ khóa hoặc chủ đề nhất định. Nó là một chiến thuật đáng quan tâm khi muốn xếp hạng cho một chủ đề có mức độ cạnh tranh khốc liệt.

Tìm hiểu thêm về Topic Cluster và 10x content:

3.3. Lộ trình tạo Content theo hành trình người mua (buyer journey)

Quá trình tạo Content tương ứng với danh sách từ khóa được tạo qua bước nghiên cứu từ khóa cần có một lộ trình, ưu tiên sản xuất content liên quan tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp theo từng giai đoạn phù hợp.

Giai đoạn đầu khi thiết lập website nên tạo những content gắn liền với mục tiêu kinh doanh cốt lõi chính của site, những landing page gắn liền với hành trình của người mua. Xác định mục đích và vai trò của từng page trong hành trình hướng tới mục tiêu cao nhất là chuyển đổi đối tượng mục tiêu thành khách hàng.

Content đầy đủ theo các giai đoạn của Funnel marketing bao gồm:
  • Content đầu Phễu cho Giai đoạn nhận thức, giáo dục khách hàng,
  • Content giữa phễu cho Giai đoạn Đánh giá sản phẩm, dịch vụ của bạn,
  • Content cuối Phễu tạo điều kiện thuận lợi cho Giai đoạn Convert
Tìm hiểu thêm: Cách triển khai content phù hợp với hành trình khách hàng

Khi đã có một bản kế hoạch xác định rõ lộ trình tạo Content, bước tiếp theo cần xác định cụ thể hơn là ai sẽ chịu trách nhiệm tạo content, và khi nào thì thực hiện việc này. Bạn cần thể hiện kế hoạch sản xuất content vào một Mẫu Lịch tạo Content chi tiết (tham khảo mẫu đó tại đây)

Để đi vào tạo một content cụ thể bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn chi tiết qua các bài viết dưới đây.

3.4. Tối ưu hóa Content chuẩn SEO

Tối ưu hóa Content về cơ bản là quá trình cải thiện tính thẩm mỹ và hiệu suất của trang cung cấp giá trị độc đáo cho người dùng thông qua SEO Onpage, tối ưu hóa chuyển đổi, trải nghiệm người dùng, thiết kế, chỉnh sửa nội dung và hơn thế nữa.

Tối ưu hóa Content trong bức tranh tổng thể nó như một con đường dẫn tới thành công nhanh hơn với các chiến thuật phù hợp, khi website của bạn đã hoạt động được một thời gian từ 3-6 tháng trở lên bạn có thể dành thời gian xem xét đến việc Reoptimize cho content với chiến thuật "trái cây treo thấp" đó là thuật ngữ chỉ những content có khả năng cải thiện xếp tốt hơn.

Chúng ta đã rất quen thuộc với thuật ngữ "Content chuẩn SEO" hay nói chính xác là tối ưu hóa content thân thiện với SEO (tức cả với người dùng và công cụ tìm kiếm) ý nghĩa của việc tối ưu này đã được kiểm chứng qua nhiều dự án Seothetop đã triển khai. Kết quả được tăng lên hàng chục lần cho những content được viết theo cách thân thiện SEO so với những content không áp dụng SEO.

3.5.  Content cho Chiến lược tiếp thị nội dung (Content Marketing)

Content Marketing là một chiến lược marketing tiếp cận tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để thu hút và giữ khách hàng mục tiêu, mục đích hướng hành động của khách hàng tới việc tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh ví dụ như việc hướng khách hàng tới quyết định mua hàng. 

Content Marketing tốt cho Doanh nghiệp và cả người dùng

Cụ thể, có ba lý do quan trọng - và lợi ích - cho các doanh nghiệp, người sử dụng tiếp thị nội dung:

  • Tăng doanh thu
  • Tiết kiệm chi phí
  • Tốt hơn Khách hàng
Vòng đới chiến lược tiếp thị nội dung
Vòng đới chiến lược Content Marketing

Viral Content (Nội dung lan truyền) là những nội dung dạng mẩu tin, hình ảnh, âm thanh, video có khả năng tác động vào cảm xúc của người nhận, khiến người nhận có xu hướng chia sẻ lại những nội dung đó cho cộng đồng.

Để hiểu rõ hơn về Chiến lược Content Marketing mời bạn tham khảo bài viết:

Bước 4: Tối ưu SEO On-site

Danh mục những việc cần thực hiện tối ưu hóa On-site bao gồm:

  • 4.1. SEO Onpage cơ bản
  • 4.2. Tối ưu SEO onpage nâng cao
  • 4.3. Tối ưu hóa SEO kỹ thuật
  • 4.4. Tối ưu hóa SEO Local
  • 4.5. Tối ưu hóa Entity
  • 4.6. Tối ưu hóa Search Semantic
  • 4.6. Áp dụng các phương pháp hay nhất về SEO

4.1. Tối ưu hóa SEO Onpage

Tối ưu SEO Onpage là bước rất quan trọng trong quy trình SEO để website thân thiện hơn với các search engine và đạt được những thứ hạng tốt nhất trong kết quả tìm kiếm.

Google có khoảng trên 200 yếu tố xếp hạng, bạn nên tập trung thực hiện trước các tiêu chí quan trọng trên website như:

  • Đảm bảo search engine truy cập được trang để đánh chỉ mục
  • Thực hiện tối ưu SEO cơ bản cho các Tags: Title, Description, H1 có chứa từ khóa chính ngay phía đầu
  • URL thân thiện với người dùng, search engine có chứa từ khóa
  • Xác định từ khóa mục tiêu cho trang, 1 từ khóa chính, 3-5 từ khóa phụ bổ trợ
  • Lưu ý mật độ từ khóa trong nội dung tránh nhồi nhét từ khóa
  • Tối ưu SEO Contentviết bài chuẩn SEO
  • Đảm bảo các trang trên website là duy nhất không trùng lặp nội dung, trường hợp các trang có nội dung giống cần dùng thẻ Canonical
  • Sử dụng các thẻ Rich Snippet để đánh dấu nội dung dữ liệu có cấu trúc
  • Tối ưu hình ảnh, video trong nội dung
  • Có gắn các button chia sẻ lên mạng xã hội dễ dàng
  • Xây dựng Internal link theo ngữ cảnh cho các từ khóa mục tiêu, chủ đề liên quan
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng
  • Tạo file xml giúp search engine đánh chỉ mục dễ hơn
  • Website đáp ứng cho các thiết bị khác nhau như desktop, tablet, mobile
  • Áp dụng AMP tăng tốc độ trên mobile
  • Tối ưu tốc độ load trang

Và rất nhiều các tiêu chí khác, tham khảo bài viết sau: Kỹ thuật SEO Onpage

4.1. SEO Onpage cơ bản

Xuất bản một website mới công việc thực hiện Onpage cơ bản cho các trang là việc cần thiết, do có rất nhiều trang nên SEO sẽ tập trung những công việc sau cho trang:

  1. Title tiêu đề trang có chứa từ khóa mục tiêu
  2. Description Nội dung mô tả trang có chứa từ khóa
  3. Thẻ H1 có chứa từ khóa
  4. Sử dụng Heading H2, H3 chứa các cụm từ đồng nghĩa với từ khóa chính tham khảo trong LSI
  5. Thẻ Strong làm nổi bật từ khóa
  6. Sử dụng Canonical để tránh trùng lặp nội dung
  7. Tối ưu Hình ảnh: Tên file ảnh, thuộc tính ATL có chứa từ khóa
  8. vv…
 

Google thích những trang web mới phát triển và lớn dần cả về nội dung và SEO, do đó giai đoạn đầu bạn nên tập trung vào content nhiều hơn thay vì chú trọng vào tối ưu SEO Onpage 

4.2. Tối ưu SEO Onpage nâng cao

SEO Onpage là khái niệm rất quan trọng trong SEO, SEO onpage được hiểu là việc tối ưu hóa trang web để trở nên thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm Google, mục đích là có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của các Search Engine. Những việc tối ưu SEO onpage như:

  • Tối ưu các thẻ meta: Title, Description
  • Tối ưu SEO Content
  • Các thẻ Heading H1-H6 trong SEO onpage
  • Tối ưu mật độ từ khóa: xuất hiện ít nhất 3 lần phân bổ trong body của Content (đoạn đầu tiên, đoạn giữa, và đoạn cuối)
  • Trong Link Inboud, Link OutBound
  • Cấu trúc URL
  • Tốc độ load trang
  • Liên kết nội bộ
  • Kiểm tra hợp lễ mã HTML (W3C Validation)
  • Tối ưu hình ảnh
  • Tạo sitemap.xml
  • Tạo file Robots.txt kiểm tra đảm bảo các BOT của search engine truy cập được để crawl
  • Tạo Feed RSS 
Tối ưu SEO Onpage nâng cao
Tối ưu SEO Onpage nâng cao

Khi thực hiện SEO onpage xong cần kiểm tra lại Checklist SEO xem còn thiếu sót hay lỗi không

Có nhiều công cụ hỗ trợ checklist SEO như:

 

 

Bước 5. Tối ưu SEO Off-site

SEO Offpage là tập hợp các phương pháp tối ưu ngoài trang web của bạn, thường đề cập nhiều tới Xây dựng backlink nhằm cải thiện vị trí của website trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. SEO Offpage được thực hiệnn sau khi đã hoàn thành tốt công việc tối ưu SEO onpage 

Danh mục công việc cần thực hiện cho tối ưu hóa Off-site ( là những công việc tối ưu bên ngoài trang web của bạn) bao gồm:
  • 5.1. Xây dựng Backlink liên quan và chất lượng
  • 5.2. Áp dụng các chiến lược backlink hiệu quả
  • 5.3. Quảng bá web, content của bạn
  • 5.4. Social signal - Xây dựng cộng đồng của bạn
  • 5.5. Lọc và loại bỏ những backlink xấu

5.1.  Xây dựng Backlink liên quan và chất lượng (link building)

Khi website xây dựng được khoảng 2 tháng việc cập nhật dữ liệu thường xuyên để tạo niềm tin với người dung và Google, lúc này bạn nghĩ tới việc xây dựng backlink từ các nguồn tin cậy bắt đầu từ những bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng có một blog hoặc một trang web. Nhờ họ hỗ trợ đặt một backlink về trang của bạn nhớ là đặt backlink trong nội dung chứ không nên đặt ở sidebar hay footer. 

Chiến lược xây dựng liên kết
Chiến lược xây dựng liên kết

Tham gia tích cực vào các nhóm có cùng chủ đề với nội dung trang web của bạn, tích cực comment phản hồi cung cấp thông tin giá trị theo ngữ cảnh và khéo léo đưa link trang web của bạn vào để mọi người có được câu trả lời chi tiết hơn trên trang của bạn.

Bạn có thể nghĩ tới việc viết Blog để đưa link về trang, và một số cách khác nữa qua phân tích backlink từ những đối thủ để tìm những nguồn backlink chất lượng. Việc xây dựng backlink cần làm một cách tự nhiên và phát triển đều theo thời gian, hãy tập trung vào chất lượng thay vì số lượng, để rõ hơn về kỹ thuật xây dựng backlink không lo ngại hình phạt của Google Penguin hãy xem bài viết: Xây dựng backlink mũ trắng không lo ngại Penguin

Để có cái nhìn tổng quan về chiến lược xây dựng liên kết bạn đọc thêm các bài viết sau:

5.2. Một số chiến thuật thực hiện SEO Offpage:

  • Tạo cộng đồng trong các trang mạng xã hội
  • Blogging – Viết blog dẫn link về trang của bạn theo chủ đề liên quan
  • Post bài lên các diễn đàn cùng chủ đề
  • Submit website lên các search engine phổ biến như: Google, Yahoo, Bing
  • Submit lên các Directory
  • Social Bookmarking
  • Link Exchange - Trao đổi liên kết để đúng cách tham khảo bài viết:
  • Link Baiting - Câu link
  • Cross-Linking - Liên kết chéo
  • Chia sẻ hình ảnh Photo về sản phẩm dịch vụ
  • Video Promotions
  • Local Listings & Yellow Pages
  • Answers - Tham gia trả lời những chủ đề có liên quan
  • Document Sharing - Chia sẻ tài liệu có giá trị hữu ích
  • Chiến dịch quảng cáo trả phí PPC như Google Adword
  • SEO Local: Google My Business

>> Xem thêm: 11 yếu tố SEO Offpage quan trọng và cách tối ưu

5.3. Quảng bá trang web của bạn (Content promotion)

Quảng bá website là quá trình làm tăng tiếp xúc với khách hàng qua website. Nhiều kỹ thuật như phát triển nội dung, tối ưu công cụ tìm kiếm, tiếp thị lan truyền được sử dụng để tăng lượng truy cập web. Ngày nay sự phổ biến của mạng xã hội như Facebook, Twitter, G+ việc chia sẻ thông tin để tiếp cận khách hàng với những nội dung chất lượng có giá trị để điều hướng khách hàng viếng thăm trang web của bạn. 

Tại sao Quảng bá website lại quan trọng?

Với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến website mang lại nhiều lợi ích như bán hàng hóa, sản phẩm giới thiệu hướng dẫn sử dụng dịch vu hoặc thu thập thông tin qua quảng cáo, tài trợ và tiếp thị. 

Quảng bá website
Quảng bá website

 Quảng bá Online:

  • Email marketing – Tiếp thị qua email
  • Blog marketing
  • Social Media – Truyền thông mạng xã hội
  • Advertising – tiếp thị qua các mạng quảng cáo
  • Search engine marketing – Tiếp thị qua search engine
  • SEO – Tối ưu hóa website thân thiện với các công cụ tìm kiếm
  • Content marketing
  • Youtube, tiktok
  • Podcast

Quảng bá Offline

  • Direct mail – Gửi mail trực tiếp
  • Publicity
  • Networking
  • Qua các buổi hội thảo
  • Quảng cáo qua Tivi, radio
  • Quảng cáo qua các báo giấy truyền thống

Cách thức quảng bá hiệu quả nhất:

  • Tìm được ao có cá: Hiểu được thị trường mục tiêu, xác định được nơi khách hàng mục tiêu hoạt động
  • Tạo mồi câu tốt: Tạo ra những bài viết, Content hữu ích có giá trị để chia sẻ và có khả năng Viral trên các trang mạng xã hội
  • Visual Content: Tạo inforgraphic, video giới thiệu sản phẩm dịch vụ
  • Áp dụng những chiến lược SEO được kiểm chứng hiệu quả cao.
  • Tạo và Tham gia nhóm cộng đồng về lĩnh vực (NICHE) của bạn để học hỏi, tiếp thị qua Facebook, Tiktok, Instagram, vv

5.4. Xây dựng cộng đồng của bạn (Social community)

Cộng đồng xã hội trực tuyến tạo ra cảm giác tương giao với những người khác do chia sẻ những sở thích, mục tiêu và thái độ chung. Các nhà tiếp thị truyền thông xã hội có trách nhiệm thúc đẩy các cộng đồng phát triển mạnh mẽ. Chỉ có một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội là chưa đủ. Bạn cũng phải có một cộng đồng gắn bó.

Giá trị của cộng đồng mạng xã hội

Tại sao cộng đồng lại quan trọng?

  • Cộng đồng rất quan trọng vì chúng thúc đẩy sự tương tác.
  • Mọi tương tác tích cực sẽ đưa người dùng đến gần hơn với thương hiệu của bạn.
  • Chúng tăng khả năng hiển thị thương hiệu của bạn trên nền tảng.
  • Họ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn vào hồ sơ của bạn.
  • Họ tạo ra một môi trường thân thiện và thân thiện.
  • Họ thúc đẩy mối quan hệ và lòng trung thành với thương hiệu, vì các thành viên trong cộng đồng sẽ coi thương hiệu của bạn là tổ chức chịu trách nhiệm về trải nghiệm và sự phát triển tích cực của họ.
  • Cộng đồng là nơi ươm mầm nguồn cảm hứng vì họ khuyến khích các thành viên chia sẻ câu chuyện của riêng họ, điều này có thể tạo ra kết nối và truyền cảm hứng cho những người khác hành động.
  • Họ nuôi dưỡng lòng tin. Nếu bạn có thể thu hút những người theo dõi của mình hoạt động như một cộng đồng, đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy thương hiệu của bạn đáng tin cậy.
  • Họ thu hút nhiều người theo dõi hơn và kết quả là kiếm được tỷ lệ giữ chân người dùng cao hơn.

Làm thế nào để bạn xây dựng một cộng đồng gắn bó?

5.5. Lọc và loại bỏ những backlink xấu

Một hồ sơ backlink tốt hỗ trợ mạnh mẽ cho khả năng cải thiện thứ hạng các trang web của bạn và một số chiến lược để có được những backlink chất lượng đã được đề cập trong mục 5.1.

Tuy nhiên không phải backlink nào cũng tốt, có những backlink xấu gây hại cho trang web của bạn, chúng có thể đến từ những trang không liên quan, những trang spam, hoặc trang web của bạn bị đối thủ chơi khăm với chiến thuật gọi là SEO tiêu cực.

Dưới đây là những bài viết hướng dẫn xác định và loại bỏ baclink xấu:

Bước 6: Đo lường đánh giá, Cải tiến và Lặp lại

Sau khi khi thực hiện SEO thời gian sẽ là lúc bạn cần phải đánh giá kết quả SEO bạn đạt được. Công việc bạn cần làm đó chính là: Đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch SEO.

Trong khi xây dựng chiến dịch SEO, bạn đã đề ra mục tiêu cần đạt được của thứ hạng từ khóa và traffic tới website. Bây giờ là lúc thu hoạch xem bạn đã đi được đến đích hay chưa, chiến dịch SEO của bạn đã đúng hướng hay không. 

6.1. Đo lường SEO Metrics, đánh giá kết quả chiến dịch

Đo lường dựa theo các chỉ số chính sau:

  • Số lượng khách hàng truy cập, lượt xem, like, share
  • Chất lượng: Tỷ lệ bỏ trang (Bounce rate) thời gian trên trang, số truy cập 1 phiên
  • Giá trị: Giá trị mỗi lần khách truy cập, tỷ lệ chuyển đổi đem lại giá trị gì
  • Chi phí: Chi phí bao nhiêu cho một sản phẩm dịch vụ, chi phí cho mỗi chiến dịch SEO

Kiểm tra thứ hạng từ khóa (keyword ranking)

Cách đơn giản nhất để kiểm tra trang web của bạn hạng bao nhiêu, đó là gõ từ khóa và xem trang web của bạn có hiện lên top Google hay không.

Sử dụng Google Analytics để theo dõi các chỉ số SEO (metrics)

Google analytics là một công cụ hoàn toàn miễn phí do Google cung cấp. Google analytics sẽ giúp cho website của bạn thống kê được

  • Visitors hàng ngày, hàng tháng
  • Time on-site
  • Page views cho mỗi phiên, Page views tổng hàng ngày
  • Nguồn truy cập từ Search Organic
  • Bounce rate tỷ lệ thoát
  • Các trang được xem thường xuyên

Sử dụng Google Webmaster Tools để xem các báo của robots gửi về

Nếu có vấn đề trong chiến dịch thực hiện SEO bạn cần có kế hoạch để tối ưu cải tiến cho vòng đời tiếp theo.

Báo cáo đánh giá hình hình backlink hàng tháng qua Backlink profile giữ lại backlink chất lượng và từ chối các backlink nguy hiểm có hại cho trang
 

6.2. Cải tiến SEO cho Chiến dịch tiếp theo

Dựa vào các bước đo lường và đánh giá, những tiêu chí nào thấp và chưa tốt cần thực hiện cải tiến 

 

#1. Những mẹo hay để Cải thiện time onsite:

  1. Đảm bảo có Content chất lượng đáp ứng và thỏa mãn mục đích tìm kiếm (User Intent)
  2. Sử dụng hình ảnh chất lượng cao
  3. Tối ưu điều hướng và liên kết nội bộ tới những trang liên quan bổ sung giá trị thông tin về chủ đề đó
  4. Sử dụng Outbound link tăng niềm tin với Google về nội dung
  5. Tạo điều hướng người dùng với trang 404 khi có lỗi không tìm thấy tài nguyên
  6. Tốc độ load trang nhanh 3-5s
  7. Cải thiện trải nghiệm người dùng (UX), trải nghiệm trang (Page Experience)
  8. Thiết kế giao diện tương thích với mọi thiết bị, đặc biệt là Mobile
  9. Content được trình bày có cấu trúc sử dụng các Headings, làm nổi bật các đoạn nội dung quan trọng
  10. Thêm Video để có thêm cách tiêu hóa content của bạn
  11. Thêm câu chuyện thành công (case study)

#2. Những mẹo hay để cải thiện CTR

  1. Xác định những nội dung có Organic CTR thấp nhất để bạn biết bắt đầu từ đâu
  2. Khắc phục bất kỳ sự Xung đột từ khóa nào: sự xung đột từ khóa xẩy ra khi target cùng từ khóa ở nhiều page khác nhau điều này dẫn đến "ăn thịt từ khóa"
  3. Sáng tạo với các thẻ Title: tiêu đề hấp dẫn sẽ thu hút nhiều nhấp chuột, nhiều mẹo hay để sáng tạo tiêu đề tại đây
  4. Sử dụng URL mô tả: Url ngắn gọn chứa từ khóa mục tiêu, xem cách tạo URL thân thiện tại đây
  5. Tối ưu hóa thẻ Meta Description của bạn: là nơi mô tả trang web của bạn nói về điều gì, nên bao gồm nội dung quan trọng nhất, ngắn gọn xúc tích, và có sức thu hút
  6. Sử dụng Đánh dấu schema: điều này giúp Google hiểu tốt hơn về nội dung của bạn, giúp bạn có cơ hội hiển thị nhiều hơn trên SERP
  7. Tận dụng Quảng cáo PPC cho CTR không phải trả tiền
  8. Cảm xúc: sẽ làm tăng sự thu hút của người đọc
  9. Sử dụng Cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực
  10. Áp dụng Viết hoa trong tiêu đề, Viết hoa sẽ làm nổi bật TỪ hoặc CỤM TỪ quan trong
  11. Nội dung được cấu trúc cho các đoạn trích nổi bật, hãy đọc Hướng dẫn về các đoạn trích nổi bật trên Googlecủa Seothetop.
  12. Cải thiện thời gian tải trang, xem 12 mẹo tăng time on-site tại đây
Xem chi tiết 12 meo hay để cải thiện CTR từ organic search tại đây

#3. Những mẹo hay  nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi (CRO) của bạn

  1. Thêm cửa sổ bật lên (pop-up) vào trang web của bạn
  2. Loại bỏ các trường trong biểu mẫu (form) không cần thiết
  3. Thêm lời chứng thực, đánh giá và logo
  4. Loại bỏ sự phân tâm
  5. Làm cho bước đầu tiên thực sự dễ dàng
  6. Thêm dịch vụ đăng ký của bên thứ ba
  7. Tăng cường với CTA hấp dẫn
  8. Thêm trò chuyện trực tiếp (chatbot) vào trang web của bạn
  9. Hãy thử một đề nghị khác
  10. Cung cấp đảm bảo hoàn tiền
  11. Thêm đồng hồ đếm ngược (chương trình ưu đãi chỉ còn vài ngày, hoặc vài tiếng nữa)
  12. Thêm điểm mua hàng bán thêm (upsell)
  13. A / B test các tiêu đề của bạn
Xem chi tiết Những mẹo hay nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi tại đây.

INFOGRAPHIC - Tóm lược Quy trình SEO 6 bước giúp LÀM SEO đơn giản và hiệu quả

TLDR - Infographic tóm lược những mục quan trọng nhất trong quy trình thực hiện SEO qua 6 bước giúp bạn đơn giản hóa quá trình làm SEO của mình có lộ trình rõ ràng để đưa các trang web chinh phục trang 1 Google.

Tìm hiểu thêm: Các bước làm SEO cho một website mới thiết lập

Infographic Quy trình SEO by Dung Hoang Seothetop
Infographic Quy trình SEO by Dung Hoang Seothetop

Tóm kết

Bởi các thuật toán xếp hạng thay đổi liên tục để hướng tới phục vụ người dùng tốt nhất do đó bạn cần phải liên tục cập nhât kiến thức để thực hiện SEO thích nghi với những thay đổi về update thuật toán của Google, để duy trì thứ hạng của trang web. SEO phức tạp và đòi hỏi phải thực hiện liên tục, đừng vì thế mà nản lòng bỏ cuộc, mọi nỗ lực của bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.



>> Download slide Quy trình SEO website chuẩn miễn phí

Hãy Comment, Like và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy có ích!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, chúc bạn thành công!

Dung Hoang, admin Seothetop