Những lỗi phổ biến nhất trong SEO là những lỗi nào? Mà ngay cả những chuyên gia SEO cũng không tránh khỏi trong quá trình Tối ưu hóa trang web, Hãy điểm qua 10 lỗi phổ biến nhất và cải thiện chúng để tăng lưu lượng truy cập và tăng tỷ lệ chuyển đổi nhé.
Tối ưu hoá cho website hay blog là một yếu tố cần thiết trong bất kỳ chiến dịch tiếp thị Content nào. Mặc dù SEO đang có nhiều biến động nhưng nó vẫn đang được các nhà Content marrketing đặc biệt quan tâm bởi đây là cách mạnh mẽ nhất trong việc mang lại các khách hàng tiềm năng và hướng họ tới kênh bán hàng của công ty.
10 Lỗi phổ biến nhất trong SEO Bạn nên tránh |
Nội dung
- Chọn từ khoá sai
- Nhồi nhét từ khoá
- Tạo nội dung Không liên quan đến Từ khoá
- Nội dung xuất bản không nguyên gốc
- Bỏ qua các Thẻ tiêu đề và Mô tả Meta
- Thiếu các liên kết chất lượng
- Đi sai các liên kết nội bộ
- Không trú trọng Tốc độ và thân thiện với mobile
- Không sử dụng sức mạnh của người có ảnh hưởng đến tương tác truyền thông xã hội
- Quên vấn đề phân tích
Các phương pháp SEO liên tục thay đổi để đáp ứng sự phát triển không ngừng của các công cụ tìm kiếm và những thay đổi do quan điểm của người dùng mang lại. Việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web luôn luôn cần có sự cải tiến, cập nhật. Nếu chiến lược SEO không tốt hay SEO không hiệu quả thì bạn sẽ không bao giờ có được điều mong đợi đó là Lượng truy cập lớn và Tỉ lệ chuyển đổi cao.
Có một số lỗi SEO phổ biến rất khó tránh. Việc kiểm tra quá trình tối ưu hoá là một vấn đề rất khó vì bạn không thể kiểm chứng phương pháp của mình ngay tức thì. Và đặc biệt là việc dự đoán các quy tắc của công cụ tìm kiếm đang ngày càng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều.
Hãy điểm lại 10 lỗi phổ biến nhất trong SEO mà bạn nên tránh trong quá trình tối ưu hoá cho trang web của bạn.
1. Chọn từ khoá sai
Tối ưu hoá phụ thuộc vào các từ khoá mục tiêu được xếp hạng cho trang web của bạn. Tuy nhiên bạn đã chọn đúng từ khoá chưa?
Một trong những lỗi phổ biến nhất trong việc lựa chọn các từ khoá đó là việc bỏ qua các từ khoá đuôi dài (được ưa thích bởi công cụ tìm kiếm và người dùng). Mặc dù bạn có thể định nghĩa hay gọi tên các sản phẩm của mình bằng một cách nhất định, tuy nhiên bạn cần nắm bắt được điểm quan trọng rằng các khách hàng sẽ quan tâm, gọi tên các sản phẩm mà bạn sở hữu ra sao, họ sẽ gõ gì để tìm kiếm.
Đôi khi bạn nghĩ đã chọn đúng các từ khoá tuy nhiên với người khác thì chúng không hẳn là như thế hoặc chúng là quá chung chung. Nếu bị tình trạng như hai trường hợp nêu trên thì bạn cần phải tối ưu hoá lại các từ khoá sai, chọn lại các từ khoá cho phù hợp.
Tốt nhất trước khi bắt đầu quá trình tối ưu hoá thì bạn cần nghiên cứu và phân tích tổng thể các từ khoá một cách cẩn thận. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khoá như:
- Google AdWords KeywordPlanner,
- Google Trends
- SEMrush
- Moz Keyword Explorer để chọn lựa các từ khoá chính xác cho quá trình tối ưu hoá.
2. Nhồi nhét từ khoá
Bạn có thể nghĩ rằng sử dụng từ khoá mục tiêu trong mỗi nội dung sẽ tăng xếp hạng. Tuy nhiên chiến lược sai lầm này sẽ không thể được tiếp diễn. Trong thực tế, việc lạm dụng quá mức các từ khóa sẽ bị công cụ tìm kiếm đánh giá là spam, và như thế nó ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu suất SEO của bạn.
Việc “nhồi nhét” bằng mọi giá hay lạm dụng quá mức các từ khoá không phải là yếu tố quyết định thành công SEO. Cách tiếp cận như vậy sẽ làm cho nội dung của bạn không tự nhiên và vô ích đối với độc giả. Trên thực tế, Google đang áp dụng một thuật toán tìm kiếm ngữ nghĩa ẩn là LSI (Latent Semantic Indexing). Chương trình này có thể nhận ra chủ đề nội dung và do đó bạn không cần phải nhồi nhét nội dung bởi việc lặp đi lặp lại các từ khoá mục tiêu.
Vậy câu hỏi tần suất từ khóa bao nhiêu là hợp lý? Câu trả lời con số 1.5%, bạn hãy tham khảo mục phân bổ từ khóa trong bài viết: Viết bài SEO Content thân thiện với Google
3. Tạo Content không liên quan đến Từ khoá
Một sai lầm phổ biến khác trong SEO đó là tạo ra Content không ăn nhập với từ khoá. Vấn đề ở đây là bạn muốn xếp hạng cho một từ khoá nhất định nhưng lại không thể tập trung văn bản vào chủ đề mục tiêu. Các công cụ tìm kiếm như Google cần đáp ứng tốt nhất nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng do đó nội dung bài viết phải liên quan mật thiết với các từ khoá mục tiêu - các cụm từ tìm kiếm. Như vậy, những nội dung không đáp ứng được nhu cầu của người dùng sẽ không có thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm.
Sai lầm này thường là kết quả của việc cố gắng để phù hợp với một số chủ đề khác nhau trong một đoạn nội dung, công việc chất lượng thấp này chỉ nhằm mục đích là bao gồm từ khoá hoặc mục đích tối ưu hoá cho nhiều từ khoá trong một bài viết.
Bạn cần đặt mục tiêu cho việc viết Content đó là chúng phải được tạo ra trên nguyên liệu là các câu trả lời, giải đáp chính là các cụm từ tìm kiếm thực sự phù hợp với các câu hòi và nhu cầu của độc giả. Sau đó, công cụ tìm kiếm sẽ có thể đánh dấu nội dung là phù hợp với từ khóa đang được tối ưu hóa.
4. Nội dung xuất bản không nguyên gốc
Lỗi điển hình tiếp theo này liên quan đến chất lượng nội dung của bạn. Ngày nay việc nhân bản văn bản là một thực tế phổ biến tuy nhiên các công cụ tìm kiếm đã cải tiến để có hình phạt đối với vấn đề này. Việc sao chép và lồng ghép nội dung được xem là một thực tiễn spam và không được ưa thích.
Sao chép nội dung từ website khác |
Sẽ không có chỗ cho những nội dung trùng lặp và hời hợt. Thay vì sao chép hay sử dụng các phần mềm “trộn” nôi dung, bạn bạn nên đầu tư thực sự thời gian và công sức để tạo ra các sản phẩm bài viết là văn bản gốc, thực sự có ý nghĩa. Đây là phương cách duy nhất đảm bảo và duy trì thứ hạng trang web của bạn trên các trang kết quả tìm kiếm.
Tham khảo bài viết Tạo nội dung nguyên gốc và chất lượng
5. Bỏ qua các Thẻ tiêu đề và Mô tả Meta
Sẽ là tối ưu hoá không toàn diện nếu một khi các từ khoá mục tiêu chưa được đưa vào bài viết của bạn. Bạn không nên bỏ qua các thẻ tiêu đề và mô tả meta, những yếu tố thiết yếu của SEO. Bỏ qua chúng đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ lỡ một tiềm năng rất lớn cho nội dung của bạn. Những yếu tố tối ưu hóa này được các công cụ tìm kiếm xem xét khi thu thập thông tin trang web do đó nếu được thực hiện đúng cách chúng sẽ làm cải thiện hiệu suất của nội dung.
Mô tả cho thẻ ATL cải thiện hiệu quả SEO |
Một chi tiết kỹ thuật mà các nhà tiếp thị nội dung đôi khi quên là bao gồm các thẻ mô tả hình ảnh (thẻ alt). Việc sử dụng thẻ alt cho hình ảnh khi đưa vào nội dung sẽ rất quan trọng bởi chúng là một dấu hiệu khác cho thấy bạn đang nhắm mục tiêu các bài viết như thế nào. Các chương trình tìm kiếm không thể nhìn thấy hình ảnh - nhưng chúng có thể đọc thẻ alt và bổ sung các thông tin này vào trong quá trình lập chỉ mục các trang của bạn.
6. Thiếu các liên kết chất lượng
Để SEO hiệu quả nhất, chúng ta cần lưu tâm đến chất lượng các liên kết bên ngoài khi lồng ghép trong nội dung bài viết. Các liên kết ngoài có thể “lượng” không cần nhiều nhưng phải đảm bảo về “chất”. Các liên kết ngoài (Outbound link) phải là các liên kết dẫn đến các trang có liên quan và uy tín.
Có được các liên kết tới các trang liên quan (có liên kết với trang của bạn) sẽ vô cùng quý giá đồng thời các Anchor text cần phải thể hiện sao cho người đọc biết được các liên kết ngoài đó nói về vấn đề gì và mang lại sự thuận tiện cũng như hữu dụng đối với người đọc.
Do đó, tránh việc sử dụng 'bấm vào đây' với anchor text và tốt nhất là bạn nên sử dụng mỗi anchor text khác nhau và có ý nghĩa cho một liên kết ngoài. Tránh việc sử dụng một anchor text cho nhiều liên kết vì nếu làm như thế bạn có thể bị đánh giá là spam.
7. Đi sai các liên kết nội bộ
Bạn cũng nên đề phòng cho những sai lầm phổ biến trong khi sử dụng các liên kết nội bộ. Đương nhiên, điều quan trọng là bạn phải suy nghĩ về các trang hoạt động hàng đầu của bạn và xem xét đặt liên kết đến chúng trong nội dung của bạn. Đây là một cách để tăng khả năng hiển thị và tạo thêm sự ràng buộc cho các trang.
Nhưng hãy đảm bảo rằng việc sử dụng các liên kết nội bộ trong bài viết của bản là phù hợp, tức là không phải chỉ vì mục tiêu là có chúng trong một bài viết. Các liên kết nội bộ khi sử dụng cần phù hợp với chủ đề và trọng tâm của đoạn văn hoặc bài viết.
Cũng giống như việc lạm dụng “nhồi nhét từ khoá”, ở đây bạn phải tránh trong khi sử dụng các liên kết nội bộ. Nếu nội dung và liên kết có vẻ không tự nhiên thì bài viết của bạn sẽ không được đánh giá cao bởi các khách hàng mục tiêu và các công cụ tìm kiếm, và khả năng cao là chúng có thể được xem như là một hành vi gian lận.
8. Không trú trọng Tốc độ và thân thiện với mobile
Tối ưu hóa SEO không chỉ là về nội dung và từ khoá. Đó cũng là về chất lượng trang web của bạn, đặc biệt là hiệu suất của nó trên thiết bị di động, đây là lựa chọn hàng đầu của người dùng ngày hôm nay. Google và các công cụ tìm kiếm khác có thể nhận ra khi trang web của bạn không thân thiện với thiết bị di động (xem thêm cập nhật thuật toán thân thiện với thiết bị di động của Google).
Nếu các trải nghiệm di động bị đánh giá chưa cao, chưa trơn tru đối với người dùng thì có khả năng xếp hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tương tự như vậy đối với tốc độ tải, vì các công cụ tìm kiếm cũng chú trọng vào điều đó. Không có gì ngạc nhiên nếu một trang web chậm sẽ bị giảm thứ hạng trong SERP. Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến như Google PageSpeed Insight phân tích và giải quyết những vấn đề về tốc độ tải trang.
Phân tích dữ liệu và trải nghiệm người dùng với thiết bị di động |
9. Không sử dụng sức mạnh của người có ảnh hưởng đến tương tác truyền thông xã hội
Tối ưu hóa cũng có một chiều hướng xã hội. Khi bạn chia sẻ nội dung của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội, một trong những mục tiêu chính của bạn là thu hút sự chú ý của người dùng có ảnh hưởng trực tuyến đáng kể. Điều này có nghĩa là nội dung của họ được chú ý bởi cả đối tượng mục tiêu và công cụ tìm kiếm. Đó là lý do quan trọng của việc tạo mối quan hệ với những người sử dụng quyền lực và sử dụng sự tín nhiệm của họ để quảng bá nội dung của bạn.
Một khía cạnh khác của việc này là gửi các bài đăng trên blog hoặc trang web quảng cáo tới các trang web xã hội như Digg, Reddit hoặc Quora mà không có người dùng có quyền lực (sự ảnh hưởng). Xây dựng mối quan hệ và thực hiện tiếp cận có tổ chức thông qua những người có ảnh hưởng là một phần không thể thiếu của chiến lược tối ưu hoá của bạn.
10. Quên vấn đề phân tích
Việc cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng ở đây là sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi tiến trình tối ưu hoá và tối ưu hoá nội dung tìm kiếm. Nhiều nhà tiếp thị sẽ bỏ qua công đoạn này, nhưng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Thiết lập và thường xuyên xem xét phân tích là điều cần thiết cho kết quả tối ưu hóa của bạn.
Google Analytics và Google Webmaster Tools chỉ là hai trong số các công cụ chính mà bạn có thể sử dụng để đo lường và nhận được tổng quan về hiệu suất trang web của mình. Với sự trợ giúp của các công cụ trên, bạn sẽ theo dõi được quá trình tối ưu hoá diễn ra đối với mỗi kiểu nội dung khác nhau cũng như đánh giá được tác động của từng chiến lược khác nhau mà bạn đang áp dụng.
Lời kết
Hiện nay việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) là một phần không thể thiếu của bất kỳ chiến lược tiếp thị nội dung nào. Bạn có thể tìm thấy nhiều lời khuyên trực tuyến về SEO, nhưng hãy lưu ý đặc biệt đến những sai lầm SEO điển hình. Tốt nhất, bạn hãy làm quen với chúng, với những thách thức mà những người khác đã gặp phải và tránh việc mắc phải chúng trong các nỗ lực tiếp thị của bạn. 10 lỗi này đã được chứng minh là những lỗi khá phổ biến, vì vậy chúng sẽ dễ dàng nhận ra trước khi bạn mắc phải.
- Xem thêm bài viết liên quan: 10 Lỗi SEO On-page phổ biến và cách khắc phục
Xuân Giao - SeoTheTop
Nguồn: searchenginejournal