Khám phá gần 60 mẫu lời nhắc ChatGPT dành cho SEO, tìm hiểu cách chúng hoạt động và những lợi ích mà chúng mang lại cho những trang web đang tìm cách cải thiện khả năng hiển thị trực tuyến của mình.
Meta Title là gì? Cách cải thiện thẻ Tiêu đề SEO cho trang giúp tăng tỷ lệ click
Tiêu đề(Title) của một trang web rất quan trọng khi tiếp cận người dùng từ trang tìm kiếm, mạng xã hội, và trên trình duyệt web nó là yếu tố quyết định người dùng có click tới trang của bạn hay không, nhưng đa phần chưa được nhiều người quan tâm đúng mức hoặc có thể chưa nhận biết được mức độ quan trọng của nó.
Vậy thẻ tiêu đề là gì, tại sao nó lại rất quan trọng với SEO, Social, và làm cách nào để viết một thẻ tiêu đề độc đáo thu hút được nhiều người viếng thăm trang web của bạn, hãy cùng tìm hiểu.
Meta Title là gì?
Meta Title là Thẻ tiêu đề là của một trang web, được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm cùng thẻ mô tả Description, thông tin của Title giúp người tìm kiếm quyết định có click để tới trang hay không do vậy thẻ tiêu đề nên mô tả ngắn gọn, súc tích và chứa cụm từ quan trọng nhất của trang web đó, một tiêu đề hấp dẫn thu hút người dùng giúp tăng tỷ lệ CTR tới website của bạn.
Thẻ tiêu đề xuất hiện trong trang tìm kiếm Google như dưới đây:
Thẻ tiêu đề là yếu tố sẽ quyết định của người dùng có ghé thăm trang web của bạn hay không, nó nên chứa các cụm từ quan trọng giúp công cụ tìm kiếm xác định được chủ đề chính mà trang web của bạn muốn truyền tải thông tin.
Xuất hiện trong code HTML:
Thẻ title tag nằm trong cặp thẻ <head> </head>
Mẫu tốt cho thẻ tiêu đề:
- Từ khóa chính – Từ khóa bổ trợ | Tên thương hiệu
- Cách SEO không backlink nhiều vẫn lên TOP – Seothetop
Lưu ý quan trọng: Không nhầm lẫn giữa SEO Title và tiêu đề đặt trong Heading (H1) ví dụ như tiêu đề bài viết, không giống như thẻ Title, heading tag (H1-H6) có mức độ quan trọng không bằng Title tag, nội dung văn bản cho 2 thẻ này bạn có thể sử dụng giống nhau được.
Tại sao thẻ Title lại rất quan trọng
Tiêu đề là yếu tố quan trọng giúp công cụ tìm kiếm hiểu được trang của bạn là gì, và là ấn tượng đầu tiên nhiều người sẽ dễ nhận thấy nhất qua trang kết quả tìm kiếm, trên mạng xã hội và trên chính trang web của bạn.
Trên 200 yếu tố Google dùng để xếp hạng thì thẻ Titlte là yếu tố xếp hạng rất quan trọng với SEO
- Trang kết quả tìm kiếm (SERPs): Nội dung của thẻ Title xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm được in đậm và nổi bật nhất, đóng vai trò lớn trong việc quyết định của người dùng có click viếng thăm trang của bạn hay không.
- Truyền thông xã hội: Ngoài việc hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm, khi liên kết của bạn được chia sẻ trên các trang mạng xã hội nội dung trong thẻ tiêu đề cũng được làm nổi bật và thu hút người dùng tương tự như trên SERPs, hình ảnh chụp từ facebook
- Trình duyệt web: Thẻ tiêu đề của bạn cũng được hiển thị ở đầu trình duyệt web, đặc biệt khi có nhiều tab trình duyệt mở. Tiêu đề độc đáo và dễ nhận ra với các từ khóa quan trọng gần phía trước giúp đảm bảo rằng mọi người dễ nhận ra bạn.
Cách tối ưu thẻ tiêu đề SEO cho trang giúp tăng tỷ lệ click CTR
Bởi thẻ tiêu đề là một phần quan trọng của SEO và trải nghiệm người dùng tìm kiếm, viết chúng một cách hiệu quả là một công việc SEO khó cần nỗ lực rất lớn. Dưới đây là các đề xuất quan trọng để tối ưu hóa thẻ tiêu đề cho mục tiêu công cụ tìm kiếm và mục đích sử dụng:
Một số lưu ý để viết tiêu đề tốt:
- Thêm từ khóa, cụm từ quan trọng ngay đầu tiêu đề
- Không nhồi nhét từ khóa
- Hãy viết cho người dùng trước tiên
- Kiểm tra độ dài của thẻ Title
- Viết tiêu đề duy nhất cho mỗi trang
- Viết tiêu đề độc đáo, tìm hiểu cách viết tiêu đề hấp dẫn
1. Kiểm tra độ dài tiêu đề của bạn
Nếu tiêu đề của bạn quá dài, các công cụ tìm kiếm có thể cắt nó và thêm một dấu chấm lửng ("...") và có thể bỏ qua những từ quan trọng. Chúng tôi thường khuyên giữ tiêu đề của bạn dưới 60 ký tự, hoặc giới hạn trong 600-pixel.
Một ký tự như chữ hoa "W" rộng hơn chữ thường như "i" hoặc "t". Hãy xem các ví dụ dưới đây:
Tiêu đề đầu tiên hiển thị 77 ký tự vì "ittl" trong "Littlest" rất hẹp, và tiêu đề chứa các ký tự ("|"). Tiêu đề thứ hai bị cắt sau khi chỉ có 42 ký tự vì chữ hoa rộng (như "W").
Cố gắng tránh tất cả các từ viết HOA như “CÁCH SEO TỪ KHÓA”. Chúng có thể khó cho người đọc và có thể hạn chế số lượng ký tự mà Google sẽ hiển thị.
Lưu ý rằng ngay cả trong giới hạn độ dài hợp lý, các công cụ tìm kiếm có thể chọn để hiển thị tiêu đề khác với tiêu đề bạn cung cấp trong thẻ tiêu đề của bạn. Ví dụ: Google có thể nối thương hiệu của bạn với tiêu đề hiển thị, như sau:
2. Không lạm dụng các từ khóa SEO
Mặc dù không có hình phạt nào trong thuật toán của Google cho các tiêu đề dài, bạn có thể gặp rắc rối nếu bắt đầu nhồi nhét tiêu đề của mình các từ khóa theo cách tạo ra trải nghiệm người dùng không tốt, chẳng hạn như:
Mua Laptop, Laptop tốt nhất, Laptop giá rẻ, bán Laptop
Tránh các tiêu đề chỉ là một danh sách các từ khóa hoặc các biến thể lặp lại của cùng một từ khoá quá mức. Những tiêu đề này là không tốt đối với người dùng tìm kiếm và có thể khiến bạn gặp rắc rối với công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm hiểu được các biến thể của từ khoá và không cần thiết và phản tác dụng đối với mọi phiên bản của từ khoá của bạn trong tiêu đề.
3. Cung cấp cho mỗi trang một tiêu đề duy nhất
Tiêu đề duy nhất (unique) giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rằng nội dung của bạn là duy nhất và có giá trị, đồng thời nâng cao tỷ lệ nhấp chuột (CTR cao). Với quy mô hàng trăm hoặc hàng ngàn trang, có vẻ như không thể tạo ra một tiêu đề duy nhất cho mỗi trang nhưng bạn có thể tham khảo các mẫu, ví dụ: nếu bạn có hàng nghìn trang sản phẩm với tên sản phẩm và danh mục, bạn có thể sử dụng dữ liệu đó để dễ dàng tạo các tiêu đề như:
[Tên sản phẩm] - [Danh mục sản phẩm] | [Tên thương hiệu]
Hoàn toàn tránh các tiêu đề mặc định, như "Trang chủ" hoặc "Trang mới" - những tiêu đề này có thể khiến Google nghĩ rằng bạn có nội dung trùng lặp trên trang web của bạn. Ngoài ra, những tiêu đề này hầu như luôn luôn làm giảm tỷ lệ nhấp chuột. Hãy tự hỏi: bạn có muốn click vào trang có tiêu đề là "Untitled" hay "Product Page"?
4. Đặt từ khoá quan trọng ngay phần đầu tiêu đề
Theo thử nghiệm và kinh nghiệm, các từ khoá gần với đầu tiêu đề của bạn có thể có nhiều tác động hơn đến thứ hạng tìm kiếm. Ngoài ra, nghiên cứu kinh nghiệm người dùng cho thấy rằng mọi người có thể quét ít nhất là hai từ đầu tiên của tiêu đề. Đó là lý do tại sao khuyên bạn nên sử dụng các tiêu đề bắt đầu bằng cụm từ độc đáo nhất của trang (ví dụ tên sản phẩm) xuất hiện đầu tiên. Tránh các tiêu đề như:
Tên thương hiệu | Danh mục sản phẩm chính - Danh mục sản phẩm nhỏ - Tên sản phẩm
Các tiêu đề như ví dụ này hiển thị thông tin lặp lại phía trước và cung cấp rất ít giá trị duy nhất ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ngoài ra, nếu các công cụ tìm kiếm cắt bỏ một tiêu đề như thế này, phần duy nhất phía cuối tiêu đề có thể sẽ mất.
5. Lợi dụng thương hiệu của bạn
Nếu bạn có thương hiệu mạnh, nổi tiếng, sau đó thêm nó vào tiêu đề của bạn có thể giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột. Chúng tôi khuyên bạn nên đặt thương hiệu ở cuối tiêu đề. Như đã đề cập trước đó, Google cũng có thể tự động gắn thương hiệu của bạn vào tiêu đề của bạn, vì vậy hãy lưu ý đến kết quả tìm kiếm của bạn hiện tại được hiển thị như thế nào.
6. Viết cho khách hàng của bạn
Mặc dù thẻ tiêu đề rất quan trọng đối với SEO nhưng hãy nhớ rằng việc đầu tiên của bạn là thu hút các click từ những khách truy cập được nhắm mục tiêu, những người có tìm thấy nội dung của. Bạn cần suy nghĩ về trải nghiệm của người dùng khi tạo các thẻ tiêu đề, ngoài việc tối ưu hóa và sử dụng từ khoá. Thẻ tiêu đề là tương tác đầu tiên của khách truy cập mới với thương hiệu của bạn khi họ tìm thấy nó trong kết quả tìm kiếm - nó sẽ truyền tải thông điệp tích cực và chính xác nhất có thể.
Tại sao Google không sử dụng thẻ tiêu đề của bạn?
Đôi khi, Google có thể hiển thị tiêu đề không khớp với thẻ tiêu đề của bạn. Khi điều này xảy ra, có thể do 1 trong 4 nguyên nhân sau đây: Tiêu đề của bạn nhồi nhét từ khóa, title không khớp với truy vấn, bạn có một tiêu đề thay thế, hoặc Google tìm được thẻ sub heading phù hợp hơn với truy vấn
1. Tiêu đề của bạn nhồi nhét từ khóa
Như đã thảo luận ở trên, nếu bạn cố gắng xếp hạng tiêu đề của mình bằng từ khoá (tối ưu quá đà), Google có thể viết lại nó. Vì nhiều lý do, hãy xem xét viết lại tiêu đề của bạn để hữu ích hơn cho việc tìm kiếm người dùng.
2. Tiêu đề của bạn không khớp với truy vấn
Nếu trang của bạn phù hợp với một truy vấn tìm kiếm không được đại diện tốt trong tiêu đề, Google có thể chọn viết lại tên hiển thị của bạn. Đây không phải là điều xấu - không có tiêu đề nào phù hợp với mọi tìm kiếm của người dùng - nhưng nếu tiêu đề của bạn bị đánh lừa bởi các tìm kiếm có lưu lượng lớn, hãy cân nhắc việc viết lại nó để phù hợp hơn với các từ khoá tìm kiếm và ý định của chúng.
3. Bạn có một tiêu đề thay thế
Trong một số trường hợp, nếu bạn bao gồm dữ liệu tiêu đề thay thế, chẳng hạn như thẻ meta cho Facebook hoặc Twitter, Google có thể chọn sử dụng các tiêu đề đó thay thế. Một lần nữa, đây không nhất thiết là một điều tệ, nhưng nếu điều này tạo ra tiêu đề hiển thị không mong muốn, bạn có thể muốn viết lại nội dung tiêu đề thay thế.
4. Bạn có một danh sách DMOZ cũ
Trong một số ít trường hợp, các công cụ tìm kiếm có thể lấy một tiêu đề từ DMOZ. Nếu tiêu đề hiển thị trong tìm kiếm không khớp với thẻ tiêu đề nhưng phù hợp với danh sách DMOZ của bạn thì nên chặn sự thay thế đó bằng thẻ Robots NOODP , như sau:
< meta name="robots" content="noodp">
Tóm kết
Tối ưu thẻ Title cho trang web là một trong những yếu tố SEO Onpage quan trọng, điều này được làm tốt nó sẽ giúp bạn cải thiện khả năng click qua các trang kết quả, cũng như trên website hoặc khi chia sẻ qua social khi người dùng nhìn thấy nó.
Dũng Hoàng, Seothetop
Tin khác
10+ Lỗi SEO On-page hàng đầu và Cách khắc phục
Bài viết liệt kê các lỗi SEO On-page phổ biến nhất và thông tin về cách chúng có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn, để có hướng khắc phục chúng
Keyword Stuffing: Nhồi nhét từ khóa ảnh hưởng tiêu cực như thế nào
Bạn đang vật lộn với việc sử dụng các từ khóa phù hợp để tăng thứ hạng SEO cho trang web của mình? Hãy làm theo hướng dẫn của chúng tôi để tìm hiểu việc nhồi nhét từ khóa và tác động của nó đối với thứ hạng tìm kiếm.
Core Web Vitals là gì? Tối ưu trải nghiệm trang để xếp hạng cao trong Google
Trải nghiệm trang (Page Experince) và các chỉ số Core Web Vital đi kèm sẽ chính thức được Google sử dụng để xếp hạng các trang web vào tháng 6 năm 2021.
Các chiến thuật SEO Content tiêu cực cần tránh
Content web của bạn phải tồn tại để trả lời câu hỏi của người tìm kiếm, hướng dẫn họ qua trang web của bạn và giúp họ hiểu mục đích của trang web của bạn. Không nên sử dụng các chiến thuật Content chỉ với mục đích xếp hạng cao trong tìm kiếm.
Cách cải thiện SEO Onpage cho trang web của bạn với EAT và YMYL
Bài đăng này sẽ giải thích về EAT, cũng như YMYL và đưa ra các mẹo hữu ích về cách bạn có thể sử dụng các khái niệm này để cải thiện chất lượng SEO On-page của mình.
User Engagement là gì? 11 cách tăng mức độ tương tác của người dùng với SEO Onpage
Hầu hết các SEO đều biết mức độ quan trọng của sự tham gia của người dùng đối với thành công của SEO. Tìm hiểu mức độ User Engagement thực sự là gì, các số liệu để theo dõi xu hướng và ý tưởng để tăng mức độ tương tác của người dùng.
Mobile SEO: Cách tối ưu SEO trang web thân thiện với thiết bị di động
Google công bố ưu tiên lập chỉ mục mobile được xác nhận hoàn toàn vào năm 2020. Điều này có nghĩa là trong thu thập thông tin trang web, ưu tiên được dành cho các trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động.
Breadcrumb là gì? Cách triển khai breadcrumbs cho trang web để cải thiện SEO và UX
Breadcrumbs là một tính năng điều hướng trang web nó bao gồm các liên kết cho phép người dùng theo dõi vị trí của họ trên một trang web và biết được vị trí phân cấp trang web họ đang xem cách trang chủ bao xa và giúp người dùng khám phá trang web một các hiệu quả.
Meta Tag là gì? 10 thẻ meta quan trọng nhất và cách tối ưu cho SEO
Một số thẻ Meta rất quan trọng đối với SEO và một số khác có ít hoặc không ảnh hưởng đến thứ hạng. Đây là top 10 thẻ meta quan trọng nhất bạn cần biết để tối ưu cho SEO.