Khám phá gần 60 mẫu lời nhắc ChatGPT dành cho SEO, tìm hiểu cách chúng hoạt động và những lợi ích mà chúng mang lại cho những trang web đang tìm cách cải thiện khả năng hiển thị trực tuyến của mình.
Hướng dẫn chuyển HTTP sang HTTPS để SEO không bị ảnh hưởng
HTTPS (Giao thức truyền siêu văn bản an toàn) là giao thức truyền trên internet bảo vệ dữ liệu toàn vẹn và bảo mật giữa máy tính của người dùng và trang web. Người dùng mong đợi trải nghiệm trực tuyến bảo mật và riêng tư khi sử dụng một trang web. Google khuyến cáo nên sử dụng HTTPS để bảo vệ kết nối của người dùng với trang web của bạn, bất kể đến nội dung trên trang web.
Nội dung
- Tại sao cần sử dụng HTTPs
- SEO Checklist khi chuyển sang HTTPs
- Các vấn đề thường gặp khi chuyển sang HTTPs
- Khuyến nghị của Google cho thao tác di chuyển
- Các bước chuyển đổi sang HTTPS
Lựa chọn nhà cung cấp chứng chỉ bảo mật mạnh
Thiết lập HTTPS và SSL trên server host của bạn
Báo cho Google biết khi chuyển sang HTTPs
Kiểm tra và theo dõi sau khi di chuyển
Chyển từ HTTP sang HTTPS có thể ảnh hưởng đến xếp hạng nếu bạn không lên kế hoạch cho phù hợp. Tuy nhiên, sau khi chuyển sang HTTPS, thứ hạng của bạn sẽ thực sự cải thiện theo thời gian. Google đã thông báo vào năm 2014 rằng việc có chứng chỉ SSL sẽ được coi là một yếu tố xếp hạng tích cực, do đó, nó đáng đầu tư.
1. Tại sao cần sử dụng HTTPs
Google xác nhận một vài lý do để chuyển sang HTTPs trong hướng dẫn của họ:
Dữ liệu được gửi bằng cách sử dụng HTTPS được bảo mật qua giao thức Bảo mật lớp truyền tải (TLS), cung cấp ba lớp bảo vệ chính:
- Mã hóa—mã hóa dữ liệu được trao đổi để bảo mật nó khỏi những người nghe lén. Điều đó nghĩa là trong lúc người dùng duyệt trang web, không ai có thể "lắng nghe" các cuộc hội thoại của họ, theo dõi hoạt động của họ trên nhiều trang hay đánh cắp thông tin của họ.
- Toàn vẹn dữ liệu—không thể sửa đổi hay làm hỏng dữ liệu trong lúc truyền, cho dù cố ý hay theo cách khác, mà không bị phát hiện.
- Xác thực—chứng minh rằng người dùng của bạn đang giao tiếp với trang web chủ định của họ. Giao thức này bảo vệ chống lại tấn công trung gian và xây dựng niềm tin của người dùng, điều này dẫn đến các lợi ích khác về mặt kinh doanh.
Có những lợi ích khác như việc tăng thứ hạng bởi Google coi HTTPs là một tín hiệu xếp hạng.
2. SEO Checklist khi chuyển sang HTTPs
- Đảm bảo mọi thành phần website sử dụng HTTPS bao gồm widgets, javascript, CSS, các file hình ảnh và CDN (mạng phân phối nội dung)
- Sử dụng chuyển hướng 301 tới tất cả các URLs từ HTTP sang HTTPs. Kiểm tra chắc chắn là chuyển hướng 301 chứ không phải là 302
- Đảm bảo tất cả các thẻ canonical trỏ đến link URL là HTTPS
- Sử dụng URL tương đối bất cứ chỗ nào có thể
- Kiểm tra tất cả các link nội bộ hard-code chuyển sang HTTPs, sẽ tốt hơn là để tự động trỏ 301 sang HTTPs
- Đăng ký phiên bản HTTPs trong cả Google và Bing Webmaster Tool
- Sử dụng chức năng tìm nạp và Render trong công cụ Webmaster Tools đảm bảo Google có thể thụ thập thông tin và hiển thị trang web của bạn chính xác.
- Cập nhật sơ đồ trang web sitemap sử dụng URLs mới là HTTPs. Submit sitemap mới tới webmaster tools. Để lại file sitemap cũ (HTTP) trong 30 ngày để các công cụ tìm kiếm có thể thu thập thông tin và xử lý chuyển hướng 301 (chuyển nguyên index và xếp hạng từ HTTP sang HTTPs)
- Cập nhật file robots.txt. Thêm sơ đồ trang web mới vào. Đảm bảo file robots.txt không bị chặn bất kỳ trang quan trọng nào.
- Nếu cần Cập nhật mã mã theo dõi Google Analytics, hầu hết các mã GA đã xử lý HTTPS.
- Thực hiện chính sách bảo mật trang web HSTS (HTTP Strict Transport Security), phản hồi từ header trong user-agent tới các trang truy cập HTTPs. Điều này giúp loại bỏ chuyển hướng, tăng tốc độ truy cập và thêm độ an toàn.
- Nếu có file từ chối disavow, hãy đảm bảo chuyển qua bất kỳ URL đã từ chối vào file trùng lặp trong hồ sơ webmater tools mới.
3. Các vấn đề thường gặp khi chuyển sang HTTPs
Lưu ý những điều sau:
- Ngăn chặn Google thu thập thông tin phiên bản HTTP của trang web hoặc ngăn chặn thu thập thông tin trang web nói chung (thường xẩy ra do lỗi cập nhật máy chủ test cho phép các bots)
- Vấn đề Trùng lặp nội dung với cả hai phiên bản HTTP và HTTPS của trang hiển thị
- Các phiên bản khác nhau của trang hiển thị trên HTTP và HTTPs
Google có hướng dẫn rất chi tiết về việc di chuyển từ HTTP sang HTTPs bạn hãy đọc các liên kết sau:
Bảo mật trang web của bạn với HTTPS: https://support.google.com/webmasters/answer/6073543?hl=vi
4. Khuyến nghị của Google cho thao tác di chuyển
- Chia quá trình di chuyển của bạn thành các bước nhỏ hơn.
- Di chuyển vào thời gian có lưu lượng truy cập thấp hơn, nếu có thể
- Bạn có thể gặp phải biến động tạm thời trong xếp hạng trang web trong quá trình di chuyển.
Tìm hiểu thêm tại: https://support.google.com/webmasters/answer/34437
5. Các bước chuyển đổi sang HTTPS
Để sử dụng HTTPs cho website bạn cần đăng ký chứng thực SSL Certificate và cấu hình SSL/TLS certificate trên server của mình.
Lựa chọn nhà cung cấp chứng chỉ bảo mật mạnh
Lựa chọn chứng thực từ những nhà cung cấp tin cậy như Comodo, Symantic (Verisigned) hoặc GoDaddy, vv Google khuyến cáo sử dụng chứng chỉ với key 2048-bit
Tùy thuộc vào website của bạn quyết định giữa chứng thực cho 1 hoặc nhiều domain hoặc wildcard (nhiều subdomain động)
Những phần mềm mở miễn phí như: OpenCA, OpenSSL, Let's Encrypt là chứng chỉ miễn phí bạn có thể sử dụng.
Tìm hiểu thêm về các nhà cung cấp chứng chỉ tại: https://en.wikipedia.org/wiki/Certificate_authority
Thiết lập HTTPS và SSL trên server host của bạn
Nếu bạn chạy và quản lý máy chủ web của riêng bạn, có một vài điều bạn cần phải kích hoạt trong cấu hình máy chủ của mình trước khi có thể sử dụng chứng chỉ SSL. Hướng dẫn này giải thích những bước cần làm để có được một chứng chỉ đang chạy trên máy chủ của bạn.
Tạo một yêu cầu CSR và Private Key
Nếu sử dụng IIS webserver bạn chọn server certificates để tạo yêu cầu chứng chỉ
Tạo yêu cầu certificate
Để xem tiếp hướng dẫn cài đặt SSL trên IIS bạn tham khảo bài viết: http://wiki.matbao.net/Huong-dan-cai-dat-SSL-cho-cho-IIS-8-8-5-tren-Windows-Server-2012.ashx
Báo cho Google biết khi chuyển sang HTTPs
Google xem xét một HTTPs di cư như một site di chuyển với URL thay đổi. Tuy nhiên bạn nên thêm thuộc tính HTTPS trong Google Search Console. HTTP và HTTPs được xử lý riêng biệt và không chia sẻ dữ liệu.
Tiếp theo sinh một file sitemap mới với URLs HTTPS và submits tới Google
Cuối cùng chyển sang các cài đặt khác tới thuộc tính mới chẳng hạn như danh sách tham số URL và file disavow.
Kiểm tra và theo dõi sau khi di chuyển
Sau khi chuyên sang HTTPs như Google nói có thể ảnh hưởng chút ít đến visit và thứ hạng của trang web và sẽ ổn định trong thời gian ngắn, nhưng bạn cũng nên cẩn thận thường xuyên theo dõi những biến động này trong các công cụ Google Analytics và Google Console nếu có lỗi thì cần khắc phục sớm.
Chúc bạn thành công
Dũng Hoàng
Tin khác
10+ Lỗi SEO On-page hàng đầu và Cách khắc phục
Bài viết liệt kê các lỗi SEO On-page phổ biến nhất và thông tin về cách chúng có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn, để có hướng khắc phục chúng
Keyword Stuffing: Nhồi nhét từ khóa ảnh hưởng tiêu cực như thế nào
Bạn đang vật lộn với việc sử dụng các từ khóa phù hợp để tăng thứ hạng SEO cho trang web của mình? Hãy làm theo hướng dẫn của chúng tôi để tìm hiểu việc nhồi nhét từ khóa và tác động của nó đối với thứ hạng tìm kiếm.
Core Web Vitals là gì? Tối ưu trải nghiệm trang để xếp hạng cao trong Google
Trải nghiệm trang (Page Experince) và các chỉ số Core Web Vital đi kèm sẽ chính thức được Google sử dụng để xếp hạng các trang web vào tháng 6 năm 2021.
Các chiến thuật SEO Content tiêu cực cần tránh
Content web của bạn phải tồn tại để trả lời câu hỏi của người tìm kiếm, hướng dẫn họ qua trang web của bạn và giúp họ hiểu mục đích của trang web của bạn. Không nên sử dụng các chiến thuật Content chỉ với mục đích xếp hạng cao trong tìm kiếm.
Cách cải thiện SEO Onpage cho trang web của bạn với EAT và YMYL
Bài đăng này sẽ giải thích về EAT, cũng như YMYL và đưa ra các mẹo hữu ích về cách bạn có thể sử dụng các khái niệm này để cải thiện chất lượng SEO On-page của mình.
User Engagement là gì? 11 cách tăng mức độ tương tác của người dùng với SEO Onpage
Hầu hết các SEO đều biết mức độ quan trọng của sự tham gia của người dùng đối với thành công của SEO. Tìm hiểu mức độ User Engagement thực sự là gì, các số liệu để theo dõi xu hướng và ý tưởng để tăng mức độ tương tác của người dùng.
Mobile SEO: Cách tối ưu SEO trang web thân thiện với thiết bị di động
Google công bố ưu tiên lập chỉ mục mobile được xác nhận hoàn toàn vào năm 2020. Điều này có nghĩa là trong thu thập thông tin trang web, ưu tiên được dành cho các trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động.
Breadcrumb là gì? Cách triển khai breadcrumbs cho trang web để cải thiện SEO và UX
Breadcrumbs là một tính năng điều hướng trang web nó bao gồm các liên kết cho phép người dùng theo dõi vị trí của họ trên một trang web và biết được vị trí phân cấp trang web họ đang xem cách trang chủ bao xa và giúp người dùng khám phá trang web một các hiệu quả.
Meta Tag là gì? 10 thẻ meta quan trọng nhất và cách tối ưu cho SEO
Một số thẻ Meta rất quan trọng đối với SEO và một số khác có ít hoặc không ảnh hưởng đến thứ hạng. Đây là top 10 thẻ meta quan trọng nhất bạn cần biết để tối ưu cho SEO.