Hướng dẫn thêm Rich Cards vào trang web của bạn

7/30/2020 4:43:55 PM

Rich Cards là các thẻ giàu thông tin được Google ưu tiên áp dụng cho tìm kiếm trên Mobile, tăng khả năng hiện thị trực quan bằng hình ảnh thêm trải nghiệm cho người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm của Google.

Nội dung

Rich Cards là gì

Sự khác nhau giữa Rich Cards và Rich Snippets

Lưu ý khi sử dụng Rich Cards

Cách đưa Rich Cards vào nội dung trang web

Công cụ kiểm tra hợp lệ Rich Cards của Google

Quản lý Rich Cards bằng Google Search Console

  

Rich Cards là gì

Tháng 5 năm 2016 Google chính thức giới thiệu Rich Cards, một hình thức Rich Snippets cho website áp dụng trên phiên bản di động và thêm chức năng quản lý trong Google Search Console.

Cũng giống như các đoạn mã đánh dấu dữ liệu có cấu trúc schema.org thì Rich Cards cũng mang lại sự hấp dẫn và trực quan nhằm thu hut khách truy cập trên thiết bị di động.

Rich Cards – Các thẻ giàu thông tin được đánh dấu dữ liệu có cấu trúc trong mã code HTML của trang, khi đó kết quả tìm kiếm của Google hiển thị chi tiết hơn nội dung của một trang web như hình dưới đây. 

Rich Cards thể hiện trong kết quả tìm kiếm

Hình thức rich cards mới được áp dụng trên tìm kiếm di động

 
Tính năng này nhằm gia tăng trải nghiệm của người dùng Google trên thiết bị di động, đồng thời cung cấp thêm thông tin chi tiết cho người dùng về chủ đề mà họ đang quan tâm.

Chính vì được tung ra nhằm gia tăng trải nghiệm cho người dùng Google trên mobile, nên Rich Cards hiện chỉ xuất hiện trên thiết bị di động.

Hiện tại, Google mới chỉ cung cấp Rich Cards cho các truy vấn tìm kiếm có liên quan đến một Công thức – Recipe và Một bộ phim – Movie.

 
 

Sự khác nhau giữa Rich Cards và Rich Snippets

Rich Cards được xây dựng dựa trên nền tảng dữ liệu và thừa kế các tính năng của Rich Snippets . Cung cấp các thông tin hữu ích có liên quan đến truy vấn tìm kiếm.

Các thông tin hữu ích này được trích xuất dựa trên những Dữ liệu có cấu trúc – Structured Data được đánh dấu trên trang. Các dữ liệu có cấu trúc này cần được đánh dấu bằng ngôn ngữ đánh dấu dữ liệu schema.org để Google có thể hiểu được và hiển thị chúng lên bảng kết quả tìm kiếm tự nhiên. Về điểm này, chúng ta có thể thấy Rich Cards hoàn toàn giống với Rich Snippets.

Do vậy, về bản chất, Rich Snippet và Rich Card là hoàn toàn giống nhau, chỉ là một cái thì được hiển thị cả trên Desktop và Mobile (Rich Snippet), còn một cái thì chỉ hiện thị trên Mobile (Rich Card).

Rich cards được thể hiện trong một băng truyền cùng với kết quả tìm kiếm trên di động áp dụng cho các món ăn và Movie. 

Rich Cards vs Rich Snippets

Lưu ý khi sử dụng Rich Cards

  • Tìm hiểu trước việc đánh dấu dữ liệu Rich Cards và xác định vị trí đặt các thẻ đánh dấu phù hợp trên trang. Bởi 1 số các trang web có thể sẽ phát sinh lỗi khi được đánh dấu dữ liệu.
  • Trước khi xuất bản các trang đã được đánh dấu dữ liệu Rich Cards, bạn có thể kiểm tra lỗi trước và xem bản demo kết quả tìm kiếm Rich Card của mình bằng công cụ: Công cụ kiểm tra lỗi Rich Cards
     
    Hãy dùng công cụ này để tối ưu và tinh chỉnh các dữ liệu có cấu trúc trên site để Rich Cards của bạn được đầy đủ thông tin nhất.
  • Google khuyên bạn nên đánh dấu dữ liệu bằng JSON-LD.
  • Theo dõi thường xuyên số lượng các Rich Cards của mình để phát hiện lỗi kịp thời, bằng công cụ Quản lý Rich Cards  

Cách đưa Rich Cards vào nội dung trang web

Google khuyến nghị nên đánh dấu dữ liệu bằng JSON-LD

Ví dụ dưới đây là một hướng dẫn đưa cách thức làm món bánh táo được đánh dấu dữ liệu trong nội dung như sau:

<script type="application/ld+json">

  "@context": "http://schema.org/",

  "@type": "Recipe", //Công thức nấu ăn

  "name": "Grandma's Holiday Apple Pie", //Tên

 "image": "https://upload.wikimedia.org/ wikipedia/commons/thumb/4/4b/ Apple_pie.jpg/ 300px-Apple_pie.jpg", //Hình ảnh mô tả

  "author": {

    "@type":"Person",

    "name":"Carol Smith"

  "datePublished": "2009-11-05",

  "description": "This is my grandmother's apple pie recipe. I like to add a dash of nutmeg.", //thông tin Mô tả

  "aggregateRating": { //đánh giá của người dùng, đánh giá tốt => tạo niềm tin cho người mới

    "@type": "AggregateRating",

    "ratingValue": "4.0",

    "reviewCount": "35"

  "prepTime": "PT30M",

  "cookTime": "PT1H",

  "totalTime": "PT1H30M",

  "recipeYield": "1 9\" pie (8 servings)",

  "nutrition": {

    "@type": "NutritionInformation",

    "servingSize": "1 medium slice",

    "calories": "250 cal",

    "fatContent": "12 g"

  "recipeIngredient": [

    "Thinly-sliced apples: 6 cups",

    "White sugar: 3/4 cup"

  "recipeInstructions": "1. Cut and peel apples\n 2. Mix sugar and cinnamon. Use additional sugar for tart apples.\n..." //Các bước hướng dẫn chi tiết

Xem thêm hướng dẫn cách Markup nội dung của Google 

Công cụ kiểm tra hợp lệ Rich Cards của Google

Bạn có thể tự kiểm tra xem mình đã tối ưu chuẩn dữ liệu có cấu trúc hay chưa dựa theo công cụ Structured Data Testing Tool

 

 
Bạn có thể Click vào nút Preview màu xanh như trên ảnh để có thể xem trước Rich Cards của mình sẽ xuất hiện ra sao trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm Google.
 
 

Quản lý Rich Cards bằng Google Search Console

Bạn có thể quản lý các Rich Cards của mình bằng công cụ Thẻ Rich trong Google Search Console.

Kiểm tra xem bao nhiêu trang Rich Cards được đánh index trong báo cáo mới Seach Console Rich Cards 

 

Sau khi bạn đã tạo thành công các Rich Cards trên site, thì chúng sẽ được xuất hiện trong bảng dữ liệu của công cụ này như ảnh trên.

  • Thường xuyên kiểm tra và chú ý tới các lỗi về đánh dấu dữ liệu được thông báo trong Search Console.
  • Nếu có lỗi phát sinh, bạn check lại bằng Công cụ kiểm tra lỗi Rich Cards ở trên.
  • Đừng quên gửi sitemaps cho Google để công cụ tìm kiếm này có thể tìm thấy được tất cả các nội dung có cấu trúc trên website.

Tin khác

56 Mẫu Lời nhắc ChatGPT dành cho Chiến lược SEO của bạn

Khám phá gần 60 mẫu lời nhắc ChatGPT dành cho SEO, tìm hiểu cách chúng hoạt động và những lợi ích mà chúng mang lại cho những trang web đang tìm cách cải thiện khả năng hiển thị trực tuyến của mình.

by SeoTheTop | 26/09/2023

19 Lỗi SEO Kỹ thuật thường gặp và Cách khắc phục

Xem xét 19 lỗi SEO kỹ thuật phổ biến mà ngay cả những người làm chuyên nghiệp cũng thường gặp phải. Hãy khám phá từng lỗi một và khắc phục nó.

by SeoTheTop | 02/09/2023

Core Web Vitals là gì? Tối ưu trải nghiệm trang để xếp hạng cao trong Google

Trải nghiệm trang (Page Experince) và các chỉ số Core Web Vital đi kèm sẽ chính thức được Google sử dụng để xếp hạng các trang web vào tháng 6 năm 2021.

by SeoTheTop | 17/12/2021

Cách Submit URL lên Google và các cộng cụ tìm kiếm khác Bing, Yahoo (Hướng dẫn từng bước)

Nếu bạn bắt đầu một website mới, trên một domain hoàn toàn mới, bạn sẽ không thấy nó xếp hạng trên Google ngay lập tức. Cho đến khi Google và các công cụ tìm kiếm khác biết rằng website của bạn tồn tại, vậy làm cách nào để trang của bạn được lập chỉ mục và tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm.

by SeoTheTop | 16/12/2021

Google Index là gì? 19 cách để Google Index trang web nhanh hơn

Khi mọi người sử dụng tìm kiếm nội dung, Google sẽ chuyển sang Chỉ mục của nó để cung cấp nội dung có liên quan. Nếu trang của bạn không được lập chỉ mục, nó không tồn tại trong công cụ tìm kiếm của Google. Đó là tin xấu nếu khi đó sẽ không ai thấy trang của bạn thông qua tìm kiếm

by SeoTheTop | 18/07/2023

Hidden Text là gì? Cách ẩn nội dung trong Tab Content để không bị hình phạt Google

Hidden Text, với mục tiêu thao túng thuật toán của Google, có thể khiến bạn bị phạt. Làm cách nào để Ẩn Content hợp lệ trong các Tab và được Google chấp thuận hãy tìm hiểu bài viết này.

by SeoTheTop | 20/10/2022

Technical SEO Checklist: 45 điểm Kiểm tra Audit SEO kỹ thuật quan trọng

Các yếu tố Technical SEO quan trọng để làm cho trang web của bạn thân thiện với người dùng, và tăng cơ hội hiển thị trong các trang kết quả tìm kiếm(SERP)

by SeoTheTop | 09/09/2021

Website Navigation là gì? 7 thực tiễn tốt nhất để cải thiện điều hướng trang web

Sử dụng các thực tiễn tốt nhất về điều hướng website này để đảm bảo trang web của bạn cung cấp một cách hiệu quả cho người dùng và công cụ tìm kiếm để tìm nội dung của bạn.

by SeoTheTop | 30/07/2020

Structured Data là gì? Hướng dẫn đánh dấu và kiểm tra dữ liệu có cấu trúc cho trang web (7 bước)

Structured Data(Dữ liệu có cấu trúc) là một cách tiêu chuẩn để mô tả các yếu tố trang cho các công cụ tìm kiếm. Các mô tả được thêm vào mã của trang dưới dạng thẻ. Các thẻ được tạo bằng cách sử dụng từ vựng cụ thể (word) và cú pháp (gramma).

by SeoTheTop | 03/12/2020

Schema markup là gì? Hướng dẫn đánh dấu Structured Data cho trang web đúng cách

Schema markup và structured data có vai trò trong SEO nhiều năm nay và các công cụ tìm kiếm lớn khuyên dùng chúng. Nhưng schema markup là gì? Và nó ảnh hưởng đến quá trình SEO như thế nào?

by SeoTheTop | 03/12/2020