Khám phá cách AI có thể cách mạng hóa quy trình phát triển phần mềm của bạn! Từ kiểm thử, gỡ lỗi, tối ưu hóa bảo mật đến quản lý phiên bản, hãy học cách tận dụng AI để xây dựng phần mềm chất lượng cao và hiệu quả hơn.
25 điều cần nhớ để SEO onpage hiệu quả
Kỹ thuật SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa nội dung website để cho thân thiện hơn với các Search Engine, nó là nền tảng và quyết định tính lâu dài trong dịch vụ SEO. Do vậy, không một doanh nghiệp nghiêm túc nào lại có thể bỏ qua việc này.
Đôi khi, một chút tinh chỉnh có thể giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt lớn cho website của mình. Sau đây là 25 khía cạnh quan trọng nhất để tối ưu hóa onpage mà SeoTheTop đúc kết chia sẻ.
#1. Tốc độ trang
Một website có tốc độ load chậm có thể làm giảm mạnh hiệu quả bán hàng và chuyển đổi. Ngoài ra, tốc độ trang web cũng là một yếu tố để đánh giá xếp hạng. Vì vậy hãy đảm bảo website của bạn có tốc độ load là 3s trở xuống.
#2. Độ dài nội dung
Bằng chứng cho thấy các bài viết chuẩn seo blog dài thì tốt hơn cho SEO. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bài viết từ 1500 chữ trở lên thường có thứ hạng cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.
#3. Nội dung tươi mới
Mỗi bài đăng mới mẻ là bạn có thêm một trang được lập chỉ mục và có cơ hội được tìm thấy. Ngoài ra, việc cập nhật nội dung cũ thường xuyên cũng có thể giúp tăng thứ hạng.
#4. Mật độ từ khoá
Phải đảm bảo rằng các từ khóa được sử dụng một cách tự nhiên trong nội dung. Tuy nhiên, đừng cố gắng nhồi nhét từ khóa, nếu không website rất có thể sẽ bị Google phạt.
#5. Liên kết nội bộ
Điều này rất quan trọng đối với SEO nhưng lại thường bị bỏ qua. Một cấu trúc liên kết nội bộ tốt giúp các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và xếp hạng các trang trên website của bạn. Nó cũng giúp người dùng dễ dàng điều hướng trang web.
#6. Liên kết ngoài
Các trang web liên kết ra ngoài (với liên kết được tối ưu hoá) tới các website đáng tin cậy và có liên quan khác được Google và người dùng nhận thức là cung cấp nhiều giá trị hơn. Tuy nhiên, nếu đặt quá nhiều liên kết có thể bị coi là spam.
#7. Thẻ Tiêu đề
Thẻ “title” là một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nó cũng là thứ quyết định việc mọi người có nhấp chuột vào website của bạn trên SERPs hay không. Một tiêu đề lý tưởng phải đảm bảo: hấp dẫn, chứa từ hoặc cụm từ khóa mục tiêu, và không được dài hơn 55 ký tự (bao gồm cả dấu cách).
#8. Thẻ Heading
Thẻ tiêu đề phụ (ví dụ: H1, H2 và H3 - nên chứa từ khoá) là vấn đề quan trọng bởi vì chúng cho phép các công cụ tìm kiếm (và người dùng) biết nội dung của bạn là gì. Đồng thời, nó cũng giúp người đọc nắm ý chính của bài dễ dàng hơn.
#9. Thẻ Alt Image
Thuộc tính alt (<img alt = "text">) cung cấp một mô tả thay thế cho hình ảnh. Điều này hữu ích trong trường hợp nó không hiển thị chính xác. Thẻ Alt cũng ảnh hưởng tích cực đến SEO và có thể thu hút lưu lượng truy cập thông qua tìm kiếm dựa trên hình ảnh.
#10. Tối ưu hoá hình ảnh
Các vấn đề cần cân nhắc đối với hình ảnh khi SEO onpage là kích thước tệp tin, tên tệp và chú thích. Các tệp tin quá lớn sẽ làm chậm thời gian tải. Tên tệp chứa từ khóa mục tiêu có thể giúp bạn xếp hạng. Chú thích thu hút sự chú ý và giảm tỷ lệ thoát ra.
#11. Viết Mô tả Meta Description
Mô tả meta tóm tắt nội dung trang cho công cụ tìm kiếm và người lướt web. Mặc dù thông tin này không trực tiếp giúp bạn xếp hạng, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ nhấp chuột và lưu lượng truy cập một cách đáng kể.
#12. Cấu trúc URL
Các permalinks trên trang web của bạn có đủ ngắn gọn và rõ ràng? Chúng đã bao gồm các từ khóa mục tiêu chưa? Chúng có một cấu trúc thể loại hợp lý hay không? Đây là những câu hỏi quan trọng mà bạn cần nghiêm túc đặt ra
#13. Sơ đồ XML
Sơ đồ trang web XML liệt kê các page trên một website. Tạo và đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm biết và lập chỉ mục cho mọi trang.
#14. Tệp Robots.txt
Chúng ta có thể sử dụng tệp robots.txt khi không muốn các page cụ thể trên một trang web được lập chỉ mục, điều này có thể mang lại lợi ích.
#15. Tránh nội dung trùng lặp
Nội dung trùng lặp có tác động không tốt đến thứ hạng và lưu lượng truy cập. May mắn thay, có một số cách để giải quyết vấn đề này. Ngoài việc sử dụng robots.txt, bạn có thể đặt tên miền ưa thích của mình, sử dụng chuyển hướng 301/302, sử dụng thẻ rel = "canonical" hoặc rel = "nofollow"…
#16. Tránh liên kết hỏng / 404 Errors
Liên kết bị hỏng (các liên kết trỏ đến trang nội bộ không tồn tại) và lỗi 404 cho công cụ tìm kiếm biết rằng trang web của bạn bị bỏ mặc, đặc biệt nghiêm trọng nếu có rất nhiều trang như thế. Điều này có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.
#17. Tối ưu hóa cho di động
Trang web của bạn có tối ưu hóa cho điện thoại thông minh và thiết bị cầm tay không? Nếu không, bạn có thể đã và sẽ mất rất nhiều lưu lượng truy cập cũng như khách hàng đấy!
#18. Đa phương tiện
Các hình thức nội dung khác nhau (hình ảnh, video, âm thanh, v.v.) có thể tăng sự tương tác của người dùng và khiến các công cụ tìm kiếm tin rằng bạn có một trang web chất lượng. Tuy nhiên, các loại nội dung đa phương tiện có thể làm chậm website, do đó, chúng nên được tối ưu hóa và giữ ở mức tối thiểu.
#19. Mức độ đọc
Google xem xét mức độ đọc của các trang, đó là lý do tại sao người ta có thể lọc kết quả tìm kiếm theo Cơ bản, Trung cấp hoặc Cao cấp. Không rõ những thông tin này được sử dụng như thế nào, nhưng vì họ đánh giá cao kiến thức chuyên môn nên các trang thuộc trung cấp / cao cấp có thể được “ưu ái” đặc biệt.
#20. Analytics / Công cụ Quản trị website
Các công cụ như Google Analytics hay Google (và Bing) có thể cung cấp thông tin chi tiết về SEO cũng như thông tin giao dịch có giá trị trên trang.
#21. Thời gian Uptime
Hãy chọn nhà cung cấp hosting của bạn một cách khôn ngoan và chắc chắn không nên hà tiện. Tốc độ và tính khả dụng là rất quan trọng, vì nếu không, nó có thể làm giảm thứ hạng tìm kiếm, bán hàng và danh tiếng của bạn.
#22. Các page quan trọng
Các công cụ tìm kiếm thích các website đáng tin cậy. Vì vậy, website của bạn nên có một trang “Contact Us” với nhiều thông tin liên quan. Đồng thời, bạn cũng nên có trang bảo mật. Đó là 2 page quan trọng đối với mỗi website.
#23. Affiliate link
Affiliate link của một sản phẩm là một URL cụ thể có chứa ID hoặc tên người dùng của liên kết. Affiliate link cũng tốt, nhưng chúng có thể khiến cho số cờ đỏ của website tăng lên. Bạn có thể bị coi là một tráng web liên kết “thin” hoặc “pure”. Trong trường hợp đó bạn có thể sẽ mất rất nhiều chỗ đứng trong các trang kết quả.
#24.
Domain Hết hạn
Ngày hết hạn tên miền có thể là tín hiệu xếp hạng thấp. Nó có thể ảnh hưởng đến lượng truy cập, do đó cần được xem xét.
#25. Xác nhận của W3C
Các mã HTML và lỗi HTML xấu cho thấy bạn có một trang web chất lượng thấp và không xác nhận các trang dựa trên các tiêu chuẩn của W3C. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập. Mặc dù bạn có thể đã nghe nhiều tranh cãi về vấn đề này, nhưng việc xác nhận W3C vẫn rất cần thiết để SEO onpage.
Trên đây là 25 Điều cần lưu ý để bạn có thể tối ưu tốt hơn cho việc SEO Onpage, làm được điều này bạn đã đi nửa chặng đường trong chiến dịch SEO của mình. Bài viết được các biên tập viên, cộng tác viên của dịch vụ viết bài SEO Gcontent Media biên soạn, quý bạn đọc có đóng góp ý kiến đừng ngần ngại cho chúng tôi biết trong phần Comment ngay bên dưới nhé.
Nguồn: gcontent.vn
Tin khác
Ứng Dụng AI Để Tăng Tốc Phát Triển Phần Mềm: Từ Code Đến Database và Tài Liệu (Phần 2/3)
Khám phá cách ứng dụng AI để tăng tốc phát triển phần mềm: tạo code, thiết kế database tối ưu, viết tài liệu dễ dàng. Hướng dẫn chi tiết & ví dụ thực tế cho lập trình viên Việt Nam.
AI trong Phát triển Phần Mềm: Cuộc Cách Mạng Nâng Tầm Hiệu Suất và Sáng Tạo
Khám phá cách AI đang cách mạng hóa phát triển phần mềm: từ tạo mã tự động đến tối ưu hóa quy trình kiểm thử. Tìm hiểu lợi ích, rủi ro và cách ứng dụng AI hiệu quả trong dự án của bạn!
Phát triển phần mềm với sự hỗ trợ của AI: Hướng dẫn toàn diện và các Prompt thực tế (Phần 1/3)
Bạn đã từng vật lộn với code khó hay mơ ước xây dựng ứng dụng hoàn hảo nhưng lại cảm thấy bị hạn chế về kỹ năng? Những ngày đó đã lùi xa rồi! Loạt bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách AI thay đổi hoàn toàn quy trình phát triển phần mềm của bạn.
Tổng quan về RabbitMQ, Vai trò và Mục đích sử dụng
RabbitMQ là một hệ thống trung gian tin nhắn (message broker) mã nguồn mở, hoạt động như một người đưa thư trung gian cho các ứng dụng phần mềm.
RabbitMQ Cho Người Mới Bắt Đầu: Tất Tần Tật Về Hàng Đợi Tin Nhắn
Tìm hiểu RabbitMQ là gì, tại sao nó lại quan trọng và cách bạn có thể bắt đầu sử dụng nó để xây dựng các ứng dụng mạnh mẽ và linh hoạt hơn. Hướng dẫn chi tiết từ A-Z cho người mới bắt đầu.
Data Science và Machine Learning: Sự khác biệt là gì?
Bài viết này sẽ đưa bạn đi sâu vào thế giới của khoa học dữ liệu và học máy, giải mã những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai "người khổng lồ" trong kỷ nguyên số, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất và ứng dụng của từng lĩnh vực.
Tin và Bài trong Báo chí: Các thể loại, mẫu cấu trúc +ví dụ minh họa
Tin và Bài là hai thể loại quan trọng trong báo chí, đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí tới công chúng. Hiểu rõ về bản chất, đặc điểm và sự khác biệt của 2 thể loại này sẽ giúp bạn đọc tiếp thu thông tin hiệu quả hơn và đánh giá giá trị nội dung một cách chín
Cách thiết lập và đạt được Mục tiêu OKR cá nhân
Ngày nay, việc thiết lập mục tiêu là điều cần thiết để đạt được thành công. Mục tiêu giúp chúng ta tập trung, định hướng và đo lường hiệu suất của mình.
7 Kỹ Năng Cần Thiết cho Nghệ thuật viết Prompt Engineering
Để thiết kế Prompt Engineering tốt bạn cần hiểu biết về nhiều lĩnh vực và tận dụng kỹ năng sáng tạo, giao tiếp, kiến thức chuyên môn về chủ đề, ngôn ngữ, tư duy phản biện và sự sáng tạo.